Một đoạn cao tốc Phan Thiết Dầu Giây. Ảnh: Minh Duy
Theo Bộ Xây dựng, 5 tuyến cao tốc này sẽ được khai thác trong thời hạn 7 năm kể từ ngày bắt đầu thu phí. Phương thức khai thác được xác định cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, Baochinhphu.vn đưa tin.
Cục Đường bộ Việt Nam được giao tổ chức thu phí đối với các tuyến cao tốc nêu trên sau khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Nghị định số 130/2024 của Chính phủ. Bên cạnh đó, tổ chức, quản lý thu phí sử dụng đường bộ cao tốc theo quy định của pháp luật hiện hành.
Cục Đường bộ Việt Nam cho biết, đơn vị đã xây dựng đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cao tốc trình Bộ Xây dựng phê duyệt.
Hiện nay, có 12 tuyến cao tốc do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác thuộc phạm vi quản lý của Bộ Xây dựng. Căn cứ vào tiến độ xây dựng trạm dừng nghỉ, hệ thống giao thông thông minh, Cục Đường bộ Việt Nam đề xuất thu phí 5 tuyến cao tốc là Mai Sơn - Quốc lộ 45, Quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây.
Trúc Đào