Bồn bồn Cà Mau: Từ cây mọc dại thành sản phẩm chủ lực phát triển kinh tế địa phương

Bồn bồn Cà Mau: Từ cây mọc dại thành sản phẩm chủ lực phát triển kinh tế địa phương
2 giờ trướcBài gốc
Hiện diện tích bồn bồn tập trung nhiều ở 2 huyện Cái Nước và Đầm Dơi. Từ loài cây mọc dại, giờ dây, bồn bồn đã trở thành sản phẩm chủ lực, có giá trị kinh tế cao, được trồng xen với lúa, tôm góp phần nâng cao đời sống người dân, phát triển kinh tế địa phương. Mời quý vị cùng phóng viên Hải Triều về xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước - địa phương có diện tích bồn bồn lớn của tỉnh Cà Mau.
Toàn huyện Cái Nước có khoảng 95ha trồng bồn bồn, với khoảng 116 hộ trồng. Trong đó, xã Tân Hưng Đông chiếm phần nhiều diện tích, khoảng 64ha. Từ cây mọc dại, bồn bồn được rồng bài bản, có quy hoạch, xen kẽ với lúa tôm, cá tăng giá trị kinh tế.
Mùa bồn bồn từ tháng 6 - 11, khi mùa nước lên. Thời điểm này, các cánh đồng ngập nước được phủ màu xanh của bồn bồn, người dân cũng bắt đầu thu hoạch bồn bồn…
“Sản phẩm bồn bồn Cái Nước - Cà Mau” được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam công nhận nhãn hiệu tập thể vào năm 2017. Đến năm 2021, sản phẩm dưa bồn bồn của HTX bồn bồn ấp Đông Hưng được tỉnh Cà Mau chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao… cho thấy tiềm năng to lớn từ loại cây này… Không chỉ được chế biến thành nhiều món khác nhau, lá bồn bồn phơi khô còn là nguyên liệu cho những sản phẩm mỹ nghệ độc đáo…
Từ sản vật trời ban cho mảnh đất tận cùng của Tổ quốc, bồn bồn giờ đây đã được nhiều người biết tới, có mặt hầu khắp các hàng quán, siêu thị…, góp phần đa dạng đặc sản địa phương.
Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!
Hải Triều - Chí Điển - Phạm Tiến
Nguồn Quốc Hội TV : https://quochoitv.vn/bon-bon-ca-mau-tu-cay-moc-dai-thanh-san-pham-chu-luc-phat-trien-kinh-te-dia-phuong-239785.htm