Bốn chính sách nổi bật về kinh tế có hiệu lực từ tháng Tư

Bốn chính sách nổi bật về kinh tế có hiệu lực từ tháng Tư
2 ngày trướcBài gốc
Từ tháng 4, việc thí điểm dự án nhà ở thương mại theo thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất bắt đầu được áp dụng. Ảnh: Lê Vũ
Thí điểm dự án nhà ở thương mại
Ngày 30-11-2024, Quốc hội ban hành nghị quyết thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất, có hiệu lực từ ngày 1-4.
Theo đó, doanh nghiệp bất động sản muốn nhận chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để triển khai dự án thí điểm phải được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua.
Các dự án thí điểm phải nằm trong khu đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị và chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương đã được phê duyệt.
Doanh nghiệp bất động sản tham gia dự án phải đáp ứng các điều kiện theo quy định về đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản, đầu tư và các quy định pháp luật liên quan.
Trường hợp sử dụng đất quốc phòng, an ninh đã được quy hoạch chuyển đổi mục đích, ngoài các điều kiện trên, phải có văn bản chấp thuận từ Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an.
Quy định phân bổ vốn đầu tư công giai đoạn 2026-2030
Nghị quyết 70/2025 quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công từ ngân sách nhà nước giai đoạn 2026-2030, có hiệu lực từ đầu tháng 4.
Việc phân bổ vốn phải tập trung, hiệu quả, không dàn trải, ưu tiên các dự án quan trọng quốc gia, hạ tầng giao thông, chuyển đổi số, năng lượng và an ninh nguồn nước, đồng thời đảm bảo công khai, minh bạch.
Thứ tự ưu tiên phân bổ vốn gồm dự án đầu tư công khẩn cấp; chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia; hoàn trả vốn ứng trước, thanh toán nợ đọng xây dựng; dự án đã hoàn thành nhưng chưa được bố trí đủ vốn; chương trình sử dụng vốn ODA, vốn vay quốc tế; dự án đối tác công tư theo quy định.
Nghị quyết quy định tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương, địa phương, vốn trong nước và nước ngoài giai đoạn 2026-2030, ưu tiên các địa phương vùng miền núi, biên giới, hải đảo nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển.
Ngân sách trung ương dành tối đa 30% để bổ sung có mục tiêu cho địa phương, phân bổ theo ngành, lĩnh vực (không bao gồm vốn Chương trình mục tiêu quốc gia, ODA, vốn vay ưu đãi). Phần còn lại được phân bổ cho các bộ, cơ quan trung ương, chịu trách nhiệm phân bổ cụ thể theo đúng quy định và thứ tự ưu tiên của Nghị quyết.
Quy định mới về phí duy trì hệ thống kiểm tra chứng thư chữ ký số
Bộ Tài chính ban hành Thông tư 13/2025/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí duy trì hệ thống kiểm tra trạng thái chứng thư chữ ký số, có hiệu lực từ ngày 10-4.
Theo đó, tổ chức có giấy phép kinh doanh dịch vụ tin cậy là nhóm nộp phí. Các tổ chức được cấp phép chứng thực chữ ký số công cộng theo Luật Giao dịch điện tử 51/2005/QH11 vẫn phải thực hiện nghĩa vụ n
Mức phí chứng thực chữ ký số công cộng là 3.000 đồng/tháng/chứng thư đối với tổ chức, doanh nghiệp; phí cấp dấu thời gian và chứng thực thông điệp dữ liệu là 4,2 triệu đồng/tháng/chứng thư đối với tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy.
Phí được tính từ tháng chứng thư có hiệu lực đến tháng trước khi hết hạn, tạm dừng hoặc thu hồi. Tổ chức thu phí được giữ lại 85% để trang trải chi phí, nộp 15% vào ngân sách nhà nước. Nếu tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước không khoán chi, toàn bộ số phí sẽ nộp vào ngân sách.
Quy định về quản lý kinh phí hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh bền vững
Thông tư 09/2025/TT-BTC của Bộ Tài chính, có hiệu lực từ ngày 20-4, hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cho Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững giai đoạn 2022-2025.
Thông tư quy định các khoản chi nhằm phát triển hệ sinh thái kinh doanh bền vững, bao gồm xây dựng tài liệu, kết nối doanh nghiệp với tổ chức tín dụng và nhà đầu tư, chia sẻ kinh nghiệm, bồi dưỡng nhận thức, xây dựng mạng lưới chuyên gia tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Bình Dương
Nguồn Saigon Times : https://thesaigontimes.vn/bon-chinh-sach-noi-bat-ve-kinh-te-co-hieu-luc-tu-thang-tu/