Cá chép đỏ cúng ông Công ông Táo giá gấp đôi vẫn 'cháy hàng'

Cá chép đỏ cúng ông Công ông Táo giá gấp đôi vẫn 'cháy hàng'
5 giờ trướcBài gốc
Có mặt tại nhà ông Đồng Văn Diểu (thôn 8, xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) khi gia đình ông đang tất bật kéo những mẻ cá cho thương lái đến mua. Vừa nhanh tay chuyển những chậu cá, ông Diểu cho biết, hơn chục năm nay, cùng với việc nuôi giống cá truyền thống như trắm, trôi, mè… gia đình còn nuôi thêm cá chép đỏ phục vụ thị trường dịp cuối năm.
Để chuẩn bị cho vụ cá chép đỏ năm nay, gia đình ông Diểu dành hơn 3 sào (gần 1.000m2) ao để nuôi chép đỏ, bắt đầu thả nuôi cá giống từ đầu tháng 7 âm lịch đến nay.
Từ kinh nghiệm nhiều năm của mình, ông Diểu cho biết khi nuôi cá chép đỏ phải hết sức cẩn thận, công phu để cá không bị dịch bệnh, khi bán cho thương lái đưa ra thị trường bán cho người dân cúng tết ông Công, ông Táo.
Trước ngày cúng ông Công ông Táo, người dân nuôi cá chép đỏ ở Thái Bình lại tất bật tát ao, kéo lưới, bắt cá kịp phục vụ nhu cầu của thị trường.
Một trong những kinh nghiệm đặc biệt của nghề nuôi cá chép cảnh là từ khi nuôi đến lúc thu hoạch trước ngày 23 tháng Chạp thì cá phải cơ màu sắc phải đỏ tươi, rực rỡ và chỉ vừa bằng ba đầu ngón tay, trọng lượng khoảng 25-30 con/kg.
“Nuôi loại cá này phải chuẩn bị ao nuôi thật kỹ và cần chú ý giữ vệ sinh nguồn nước để cá không bị nhiễm bệnh. Đồng thời, cho cá ăn tốt thì mới màu màu sắc mới đẹp. Ngoài ra không được lẫn các loại cá tạp khác vào sẽ ăn hết cá giống", ông Diểu chia sẻ.
Hàng năm, cứ từ ngày 20 tháng Chạp, các hộ nuôi cá bắt đầu tát ao, kéo cá để phục vụ cho người dân địa phương cũng như cho các thương lái trong và ngoài tỉnh. Năm nay, mặc dù chịu ảnh hưởng nhiều do mưa bão, vụ Tết năm nay, nhưng cá chép đỏ vẫn được người dân bán với giá từ 110-130 nghìn đồng/kg.
Năm nay, mặc dù chịu ảnh hưởng nhiều do mưa bão, vụ Tết năm nay, nhưng cá chép đỏ vẫn được người dân bán với giá từ 110-130 nghìn đồng/kg.
Cũng là người có kinh nghiệm hàng chục năm nuôi cá chép đỏ, ông Phạm Văn Thịnh (thôn 4, xã Vũ Đoài) nhận định, năm nay thời tiết không thuận lợi nên người nuôi vất vả hơn nhiều.
Dù vậy, cá chép đỏ năm được giá, thương lái tranh nhau thu mua nên những người nuôi ở Vũ Đoài rất phấn khởi, vui mừng, có thêm chi phí để sắm sửa đồ đạc chuẩn bị cho một cái Tết ấm no.
Theo người nuôi cá nơi đây, ngay từ đầu tháng 12 Âm lịch, nhiều thương lái đã đến tận nơi đặt cọc. Cận ngày cúng ông Táo, thương lái chỉ việc đánh xe đến lấy hàng, vận chuyển cá đi tiêu thụ.
Theo những người nuôi cá nhiều kinh nghiệm, để nuôi loại cá chép đỏ phải chuẩn bị ao nuôi thật kỹ và cần chú ý giữ vệ sinh nguồn nước để cá không bị nhiễm bệnh.
Ông Trần Mạnh Cường (thương lái từ Nam Định) cho biết, mỗi dịp tết ông Công ông Táo, ông cũng như các thương lái khác thường thu mua cá chép đỏ ở Nam Định, Thái Bình rồi đổ buôn cho các đại lý bán thủy hải sản ở các tỉnh như Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh,…
Tuy nhiên, cá chép đỏ Vũ Đoài có vây, đuôi dài và màu sắc đẹp, không nhợt nhạt như ở các địa phương khác nên được thị trường ưa chuộng hơn. Năm nay, nhiều nơi sản lượng giảm mạnh do ảnh hưởng cơn bão số 3, khiến thị trường cá chép đỏ khá khan hiếm, giá cả cũng cao gấp đôi so với năm ngoái, dao động từ 90-150 nghìn đồng/kg.
Cá chép đỏ có vây, đuôi dài và màu sắc đẹp nên rất được ưa chuộng trong dịp cúng ông Công ông Táo.
Trong khi đó, ông Đinh Duy Đông (thương lái đến từ Ninh Bình) cho biết, mọi năm ông thường thu mua cá chép đỏ từ các hộ nuôi ở Gia Viễn (Ninh Bình) để bán cho mối hàng ở các chợ trong tỉnh.
Năm nay do mưa lụt, cá gần như không có, ông phải sang thu mua của những hộ nuôi ở Thái Bình để cung cấp cho các đơn hàng đã đặt trước. Do nhu cầu mua cá chép đỏ của người dân rất cao vào dịp tết ông Công ông Táo nên dù đã liên hệ đặt trước cả nửa tháng, nhưng hôm nay ông Đông chỉ mua được khoảng 3 tạ với giá 120 nghìn/kg.
Ông Nguyễn Phong Đăng - Phó Chủ tịch UBND xã Vũ Đoài (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) cho biết, người dân địa phương có truyền thống nuôi cá lâu đời, trong đó hơn 100 hộ tập trung vào việc nuôi cá chép đỏ để phục vụ cho dịp lễ ông Công, ông Táo.
Một trong những kinh nghiệm đặc biệt của nghề nuôi cá chép cảnh là từ khi nuôi đến lúc thu hoạch trước ngày 23 tháng Chạp thì cá phải cơ màu sắc phải đỏ tươi, rực rỡ và chỉ vừa bằng ba đầu ngón tay.
So với các giống cá khác, cá chép đỏ có nhiều ưu thế như sức đề kháng tốt, ít mắc dịch bệnh, chi phí thức ăn thấp và thời gian nuôi ngắn, giúp người dân nhanh thu hoạch. Trung bình mỗi vụ, sau khi trừ chi phí, người nuôi có thể thu lãi khoảng 20-50 triệu đồng.
Tuy nhiên, năm nay, do ảnh hưởng của bão lũ, đặc biệt là cơn bão số 3, việc nuôi trồng thủy sản gặp nhiều khó khăn. Sản lượng cá chép đỏ giảm khoảng 50-54% so với các năm trước, song giá cả cao hơn năm ngoái.
Theo Phó Chủ tịch UBND xã Vũ Đoài, trong thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục duy trì và phát triển nghề nuôi cá chép đỏ để phục vụ lễ ông Công, ông Táo. "Hy vọng thời tiết thuận lợi hơn, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và cải thiện thu nhập cho bà con”, ông Đăng nói.
Nhóm PV
Nguồn Gia Đình VN : https://giadinhonline.vn/ca-chep-do-cung-ong-cong-ong-tao-gia-gap-doi-van-chay-hang-d204222.html