Cả làng nuôi con không chân, nghe tên nổi da gà nhưng đem về doanh thu 400 tỷ đồng

Cả làng nuôi con không chân, nghe tên nổi da gà nhưng đem về doanh thu 400 tỷ đồng
3 giờ trướcBài gốc
Sản phẩm xuất khẩu sang Trung Quốc
Khoảng 90% sản phẩm (gồm rắn hổ mang thương phẩm, trứng rắn hổ mang) của làng nghề nuôi rắn hổ mang Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc được xuất khẩu sang Trung Quốc, đem về doanh thu khoảng 400 tỷ đồng.
Nổi tiếng nhất là làng nghề nuôi rắn Vĩnh Sơn, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc với lịch sử hơn 100 năm.
Theo thống kê, hiện nay toàn xã Vĩnh Sơn có hơn 800 hộ nuôi rắn độc, chiếm gần 60% số hộ trong xã.
Nghề nuôi rắn lâu đời tại Vĩnh Sơn ( Tỉnh Vĩnh Phúc) thu về bạc tỷ mỗi năm, nhờ nuôi, bán rắn lấy thịt và trứng rắn.
Sản phẩm chính của làng nghề rắn Vĩnh Sơn là rắn hổ mang thương phẩm và rắn hổ mang sinh sản.
Ngoài ra, các thương lái còn thu mua rắn hổ mang về chế biến rượu rắn, cao rắn, xác rắn lột được thu mua làm thuốc chữa bệnh.
Nọc độc rắn hổ mang được dùng trong dược phẩm, da rắn làm các đồ mỹ nghệ dây lưng, ví da, mật rắn hổ mang dùng chữa các bệnh hen, tiêu hóa…
Nghề nuôi rắn độc mang lại lợi nhuận kinh tế cao cho người dân địa phương. Thịt rắn, mật rắn, da rắn đều có giá trị thương mại cao, được ưa chuộng bởi thị trường trong nước và quốc tế.
Nhu cầu về các sản phẩm từ rắn hổ mang ngày càng tăng, tạo điều kiện cho người nuôi rắn phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.
Một trong những bí quyết sinh lời của các hộ nuôi rắn độc ở đây đó là nuôi rắn ngay cả trong mùa đông.
Rắn có thói quen ngủ đông. Nghĩa là trong mùa đông, rắn hổ mang không lớn lên mà còn gầy đi.
Tuy nhiên, nhiều hộ gia đình đã sử dụng đèn sưởi, biến trang trại trong mùa đông thành nơi ấm áp. Do đó, loài rắn hổ mang này vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường.
Bảo tồn giống quý hiếm trong tự nhiên
Nuôi rắn hổ mang ở làng rắn Vĩnh Sơn (xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) còn góp phần bảo tồn nguồn gene rắn quý hiếm trong tự nhiên.
Nhiều loài rắn quý hiếm nguy cơ tuyệt chủng ngoài môi trường tự nhiên được bảo tồn và nhân giống thành công tại các trại nuôi rắn ở Vĩnh Phúc.
Nhờ vậy, góp phần gìn giữ đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường.
Điển hình, trong làng có gia đình ông Cương có 2 khu chăn nuôi rắn quy củ với hơn 2.000 con rắn. Mỗi năm, gia đình ông xuất bán hàng chục nghìn quả trứng rắn và từ 5- 6 tạ rắn thịt, cho doanh thu gần 1 tỷ đồng.
Gia đình ông Cương có 2 khu chăn nuôi rắn.
Ông Cương cho biết: Nuôi rắn hổ mang lãi nhất là ở vụ trứng rắn. Thông thường, mỗi một con rắn cái cho từ 20- 25 quả/vụ và đẻ liên tục trong vòng 1 tháng. Với giá bán hiện nay dao động từ 60- 80 nghìn đồng/quả, gia đình có thể thu về từ 1-2 triệu tiền trứng/con rắn cái.
Còn giá rắn thịt hiện nay là 600-700 nghìn đồng/kg, sau khi trừ chi phí, cho thu lãi từ 200- 300 nghìn đồng/con.
Chia sẻ về kinh nghiệm chăn nuôi rắn, ông Cương cho biết: "Rắn thường hay bị bệnh phổi, ướp xác khiến rắn chậm lớn và bị chết. Vì vậy, để đảm bảo cho rắn sinh trưởng và phát triển tốt, cùng với việc xây dựng hệ thống chuồng trại đảm bảo ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè, cứ 2- 3 ngày, phải dọn dẹp chuồng trại sạch sẽ và cho ăn thêm thuốc kháng sinh phòng bệnh. Nuôi rắn hổ mang tốn ít thức ăn, nhân công lao động vì từ 2- 3 ngày mới phải cho ăn 1 lần. Tuy nhiên, rắn hổ mang là loại rắn cực độc, vì vậy, trong quá trình nuôi phải thật sự cẩn thận, nhất là vào mùa giao phối, rắn hổ mang thường rất dữ tợn và hay tấn công người".
Ông Cương vừa chăn nuôi rắn thương phẩm, vừa nhân giống số lượng rắn và đầu tư chuồng trại mở rộng quy mô.
Theo ông Phạm Văn Tuấn, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Bảo Thắng nhận định, nuôi động vật hoang dã được xem là xu thế phát triển kinh tế mới.
Việc nuôi động vật hoang dã không chỉ giúp nông dân làm giàu, làm phong phú thêm vật nuôi ở địa phương, mà còn góp phần giảm lượng người vào rừng săn bắt trái phép, bảo tồn các loài động vật hoang dã trong tự nhiên.
Đặc biệt, mô hình nuôi rắn hổ mang còn cho sản phẩm xuất khẩu với giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ phong phú, đa dạng.
Hiện du khách đến với làng nghề rắn Vĩnh Sơn sẽ được thụ hưởng nhiều dịch vụ như: tham quan khu chăn nuôi, trực tiếp quan sát loài động vật đang dần hiếm gặp trong môi trường tự nhiên, cảm nhận những khó khăn của nghề chăn nuôi rắn; thưởng thức món ăn ngon, lạ chế biến từ rắn và ra về với niềm hân hoan được sở hữu sản phẩm thịt, cao, rượu… từ rắn.
Duy Huy (tổng hợp)
Nguồn Người Đưa Tin : https://nguoiduatin.vn/ca-lang-nuoi-con-khong-chan-nghe-ten-noi-da-ga-nhung-dem-ve-doanh-thu-400-ty-dong-204241114122338838.htm