Các chuyên gia nói gì về giá khí đốt tăng?

Các chuyên gia nói gì về giá khí đốt tăng?
4 giờ trướcBài gốc
Hình minh họa
“Việc giảm nguồn cung khí đốt do cơn bão Francine ở Vịnh Mexico đã gây ra thiệt hại trầm trọng, sau khi một số khu vực của Mỹ trải qua chuỗi ngày có nhiệt độ cao hơn bình thường”, ông nói.
“Chúng tôi cũng đang nhận được sự thúc đẩy từ việc cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (Fed), làm tăng kỳ vọng rằng việc cắt giảm sẽ làm tăng nhu cầu công nghiệp đối với khí đốt”, ông Flynn nói thêm.
“Ngoài ra, còn có dữ liệu kinh tế đang cải thiện tại Châu Âu và rủi ro địa chính trị đối với nguồn cung toàn cầu, mang lại một số hỗ trợ ngầm”, ông cho biết.
Nhà phân tích Flynn cũng nhấn mạnh đến một cơn bão khác đang hình thành ở Vịnh Mexico, hiện đang được Trung tâm Bão Quốc gia Mỹ (NHC) theo dõi.
Theo trang web của NHC, “sự nhiễu loạn” này có 80% khả năng hình thành xoáy thuận trong 48 giờ tính đến 8 giờ sáng (theo giờ miền Đông Mỹ) ngày 23/9.
Ed Morse, cố vấn cấp cao tại Hartree Partners, nhận định về đợt tăng giá khí đốt gần đây của Mỹ như sau: “Những biến động tăng và giảm ngắn hạn của giá khí đốt Henry Hub ở Mỹ đã trở thành hiện tượng thường xuyên trên thị trường khí đốt của Mỹ”.
“Đợt tăng giá hiện tại trên 2,50 USD lần đầu tiên kể từ tháng 7 phản ánh một trong những yếu tố liên quan đến mô hình biến động giá mới này - sự phụ thuộc lẫn nhau của thị trường khí đốt toàn cầu do cuộc cách mạng dầu đá phiến, Mỹ trở thành nhà khai thác và xuất khẩu khí tự nhiên lớn nhất thế giới và nhu cầu về khí đốt của Mỹ ở nước ngoài ảnh hưởng đến xuất khẩu LNG của Mỹ và giá trong nước”, ông nói thêm.
Ông tiếp tục: “Lần này là châu Âu, nơi giá khí đốt đột nhiên tăng do điều kiện chính trị và thời tiết. Về mặt thời tiết, các dự báo cho thấy mùa thu sẽ lạnh hơn dự kiến, trước khi mùa sưởi ấm mùa đông bắt đầu”.
“Về mặt chính trị, giá TTF tăng hơn 3% hôm nay sau khi giảm khoảng 3,4% vào tuần trước, chỉ bằng khoảng một nửa mức tăng trước đó. Đó là do hợp đồng xuất khẩu khí đốt của Nga qua Ukraine cho khách hàng Trung Âu đã kết thúc, cùng với thông báo về các giao dịch hoán đổi phức tạp giữa Azerbaijan, Nga và các khu vực trung chuyển khác, có khả năng sẽ gặp khó khăn vì không đủ công suất đường ống để tạo điều kiện cho các cuộc hoán đổi như vậy vào cuối năm”, ông Morse nêu rõ.
Ông cũng nói rằng, “tình hình đó trở nên phức tạp hơn do Ukraine chiếm giữ lãnh thổ ở Nga, nơi có trung tâm Sudzka, thông qua đó khí đốt hiện tại được vận chuyển”.
“Ngoài ra, việc Nga ném bom các nhà máy điện của Ukraine làm tăng thêm rủi ro cho mùa đông khi nguồn cung khí đốt qua đường ống của Nga, vốn đã bị cắt giảm rất nhiều, sẽ tiếp tục giảm, làm tăng nhu cầu của châu Âu đối với LNG của Mỹ”, ông Morse lưu ý.
Được biết, ông Morse trước đây là Trưởng phòng Nghiên cứu Hàng hóa Toàn cầu tại Citi Group.
Ông Flynn là một trong những nhà phân tích thị trường năng lượng hàng đầu thế giới, chuyên về đầu tư và quản lý rủi ro về thị trường dầu mỏ, xăng và năng lượng toàn cầu, theo trang web của PRICE Futures Group.
Nh.Thạch
AFP
Nguồn PetroTimes : https://petrotimes.vn/cac-chuyen-gia-noi-gi-ve-gia-khi-dot-tang-718041.html