Các phương pháp điều trị gai xương và chăm sóc tại nhà

Các phương pháp điều trị gai xương và chăm sóc tại nhà
3 giờ trướcBài gốc
Gai xương là gì?
Gai xương (hay được gọi là osteophytes) là các cấu trúc xương nhẵn và cứng được hình thành ở cuối xương. Chúng thường được tìm thấy ở trong khớp, nơi 2 chiếc xương tiếp xúc với nhau.
Gai xương có thể xuất hiện ở:
Bàn tay
Vai
Cổ
Xương sống
Hông
Đầu gối
Chân (gót chân)
Hầu hết các gai xương đều lành tính. Tuy nhiên nếu chúng cọ xát cùng với các xương khác hoặc đè lên các dây thần kinh, bạn có thể sẽ cảm thấy đau và khó di chuyển.
Nguyên nhân gây gai xương
Nguyên nhân phổ biến nhất của gai xương là từ các tổn thương gây ra bởi viêm xương khớp hoặc bệnh thoái hóa khớp. Phần đệm nằm giữa khớp và xương ở xương sống của bạn có thể bị thoái hóa khi bạn già đi. Viêm khớp dạng thấp, bệnh lupus và gút cũng có thể gây tổn thương tới các khớp.
Gai xương cũng có thể được hình thành sau khi xảy ra chấn thương ở khớp hoặc xương. Khi cơ thể nghĩ rằng xương của bạn bị tổn thương, nó có thể "chữa trị" bằng cách sản xuất thêm xương vào khu vực bị ảnh hưởng.
Các nguyên nhân khác cũng có thể gây ra gai xương bao gồm:
Lạm dụng – nếu như bạn chạy hoặc nhảy múa không ngừng trong một khoảng thời gian dài.
Gen di truyền
Chế độ ăn
Các vấn đề về xương bẩm sinh
Hẹp cột sống (spinal stenosis)
Bạn có thể sẽ không biết mình có gai xương cho tới khi chụp X quang
Các triệu chứng của gai xương
Bạn có thể sẽ không biết mình có gai xương cho tới khi chụp X quang hoặc khi đi khám các bệnh khác. Chúng chỉ gây ra vấn đề một khi đè lên các dây thần kinh, gân hoặc các bộ phận khác trong cơ thể. Nếu điều đó xảy ra, bạn có thể cảm thấy:
Đau ở khớp bị ảnh hưởng
Cảm giác đau đớn hoặc khó khăn khi di chuyển cũng như cử động các khớp bị ảnh hưởng.
Cảm giác yếu đi, tê hoặc râm ran ở tay chân nếu như có gai xương ảnh hưởng tới đốt sống của bạn.
Co thắt cơ đột ngột chuột rút hoặc cảm thấy yếu đi.
Các nốt lồi lên dưới da, đa số ở bàn tay hoặc ngón tay.
Gặp khó khăn trong việc kiểm soát tiểu tiện và đại tiện của cơ thể do có gai xương ảnh hưởng tới một số dây thần kinh ở cột sống (đây là một triệu chứng rất hiếm gặp).
Các triệu chứng của bạn cũng có thể tiến triển nặng hơn nếu như bạn tập thể dục hoặc di chuyển ảnh hưởng tới khớp đang gặp vấn đề này.
Một số gai xương cũng có thể vỡ ra và bị kẹt bên trong các khe khớp gối. Đây được gọi là các "dị vật khớp". Các dị vật này có thể khóa chặt các khớp lại và gây khó khăn trong việc di chuyển.
Chẩn đoán gai xương
Thông thường, gai xương sẽ được đánh giá đầu tiên bởi một bác sĩ, sau đó bạn sẽ thường được giới thiệu tới một bác sĩ chuyên khoa. Bạn sẽ đươc gặp một bác sĩ thấp khớp hoặc bác sĩ chỉnh hình. Bác sĩ thấp khớp sẽ có chuyên môn trong việc xử lý các vấn đề liên quan tới khớp. Trong khi đó, bác sĩ chỉnh hình sẽ tập trung vào các vấn đề của hệ xương khớp. Bạn sẽ được bác sĩ chẩn đoán bằng cách kiểm tra những chỗ nhô lên hoặc chụp X-quang để có thể quan sát gai xương rõ hơn.
Các bài chẩn đoán khác bác sĩ có thể đưa ra bao gồm:
Chụp cắt lớp. Đây là 1 phương pháp sử dụng tia X để chụp lại các hình ảnh bên trong cơ thể bạn 1 cách chi tiết.
Chụp MRI. Phương pháp này sử dụng các nam châm mạnh cùng với song radio để tạo ra các hình ảnh về các nội tạng và cấu trúc trong cơ thể.
Thử nghiệm khả năng tương thích điện từ. Các bài kiểm tra này đo lường tốc độ mà các dây thần kinh của bạn gửi các tín hiệu điện từ. Chúng có thể cho thấy được các tổn thương gai xương gây lên các dây thần kinh ở đốt sống lưng.
Các phương pháp điều trị gai xương và chăm sóc tại nhà
Để giảm thiểu đau đớn cùng với viêm nhiễm, bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau phổ thông dưới đây:
Acetaminophen (Tylenol)
Ibuprofen (Advil, Motril)
Naproxen sodium (Aleve)
Tất cả đều có thể gây ra tác dụng phụ, đặc biệt là nếu như bạn sử dụng một liều lớn hoặc sử dụng trong một khoảng thời gian dài. Nếu như bạn đã uống các loại thuốc này trong vòng 1 tháng, hãy hỏi bác sĩ xem bạn có thể đổi sang một phương pháp điều trị khác không.
Một số biện pháp điều trị gai xương khác bao gồm:
Nghỉ ngơi.
Tiêm các liều steroid để giảm thiểu viêm tấy và cảm giác đau đớn ở các khớp.
Trị liệu vật lý để tăng cường sức khỏe khớp và cải thiện khả năng di chuyển.
Nếu các biện pháp này không giúp bạn cải thiện tình hình hoặc gai xương ảnh hưởng tới khả năng vận động của bạn, bạn có thể sẽ phải dùng tới phẫu thuật để cắt bỏ vùng xương thừa.
Nguyên nhân phổ biến nhất của gai xương là từ các tổn thương gây ra bởi viêm xương khớp hoặc bệnh thoái hóa khớp.
Cách ngăn ngừa gai xương
Thông thường gai xương sẽ không thể ngăn ngừa được nếu như chúng là kết quả của viêm khớp. Tuy nhiên, bạn có thể làm theo các bước dưới đây để ngăn ngừa gai xương được gây ra bởi các tác nhân khác:
Hãy đi giày với phần mũi rộng, hỗ trợ vòm chân tốt và có lớp lót đế tốt. Hãy đảm bảo giày của bạn được đo bởi 1 chuyên gia để chúng không cọ xát với chân lúc bạn di chuyển. Hãy đi tất dày để ngăn ngừa cọ xát.
Đảm bảo thực đơn của bạn phong phú với nhiều canxi và vitamin D để bảo vệ cho xương.
Hãy thường xuyên tâp các bài tập nặng như đi bộ hoặc leo cầu thang để giữ cho xương chắc khỏe.
Hãy cố gắng không bị thừa cân.
Hãy gặp bác sĩ để kiểm tra xem bạn có đang gặp phải vấn đề gì liên quan tới khớp như đau, sưng tấy hoặc khó cử động. Nếu như bạn có thể chẩn đoán và điều trị viêm khớp từ sớm, bạn có thể sẽ ngăn ngừa được các tổn thương gây ra gai xương.
Hoàng Anh
Nguồn SK&ĐS : https://suckhoedoisong.vn/cac-phuong-phap-dieu-tri-gai-xuong-va-cham-soc-tai-nha-169241125115545772.htm