Cước sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu bạn tiếp xúc với điều kiện thời tiết bất thường, thay đổi nhiệt độ đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng.
Vị trí thường hay gặp ở bệnh này xuất hiện trên các ngón tay và ngón chân hoặc một số trường hợp có thể gặp ở mũi, lòng bàn chân, bắp chân, đùi, mông.
Bệnh cước tay chân sẽ có các tổn thương da thường xảy ra sau vài giờ tiếp xúc với nhiệt độ lạnh.
Khi bị cước chân tay sẽ gây những khó chịu như nào?
Hệ thống tuần hoàn gồm các mao mạch, tĩnh mạch và một số động mạch có nhiệm vụ mang máu đến các tế bào của cơ thể. Ở điều kiện thời tiết nóng bức, những mạch máu này sẽ mở rộng hơn để làm mát cơ thể. Ngược lại, trong điều kiện thời tiết lạnh và ẩm thì các mạch máu sẽ co lại để giúp duy trì nhiệt độ cơ thể. Sự co thắt của hệ thống tuần hoàn chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị cước chân.
Ai cũng có thể bị cước chân tay, tuy nhiên những người: có vấn đề về tuần hoàn máu thường nhạy cảm hơn với sự thay đổi của thời tiết; Thừa cân, béo phì; Người sinh sống và làm việc trong môi trường ẩm ướt, lạnh… dễ mắc cước chân tay hơn.
Cước chân tay khiến người mắc phải gặp những rắc rối trong sinh hoạt và gây cảm giác khó chịu như:
Người bệnh có cảm giác bị nóng rát, đau như bị châm chích, thường xuyên bị ngứa da.
Các đầu ngón chân, tay bị sưng đỏ.
Da có biểu hiện chuyển màu, chuyển sang màu đỏ, xanh tím.
Đối với những trường hợp nặng, da của người bệnh có thể bị sưng phồng, mưng mủ hoặc viêm loét, thậm chí có thể dẫn đến nhiễm trùng nếu không được xử lý kịp thời.
Cước sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu bạn tiếp xúc với điều kiện thời tiết bất thường, thay đổi nhiệt độ đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng.
Hạn chế cước chân tay khi thay đổi thời tiết
Hạn chếtay chân tiếp xúc trực tiếp với nước lạnh hay các chất tẩy rửa.
Khi tắm thì nên dùng nước ấm cùng các sản phẩm dưỡng da dịu nhẹ, lành tính, có thành phần dưỡng ẩm.
Hạn chế gãi bằng cách xoa bóp nhẹ nhàng vùng da bị cước để tránh nguy cơ bị trầy xước, bong tróc da.
Cần bổ sung các thực phẩm có tác dụng sản sinh nhiệt lượng.
Giúp cơ thể chống lại thời tiết giá lạnh khắc nghiệt như chất béo, tinh bột hay gia vị cay nóng.
Tăng cường rau sạch và trái cây tươi giàu vitamin trong bữa ăn hằng ngày để tăng lượng hồng cầu trong máu.
Tập thể dục thường xuyên để cải thiện tình trạng lưu thông máu.
Ngoài ra bạn có thể áp dụng các biện pháp dân gian sau:
Rửa mặt: Dùng hai lòng bàn tay áp lên hai má, sau đó xoa một cách nhẹ nhàng. Nếu vết cước ở đầu mũi, có thể dùng hai ngón tay cái kẹp đầu mũi, sau đó vuốt lên vuốt xuống nhiều lần.
Vuốt tai: Dùng mặt trong của ngón tay cái và đốt cuối ngón trỏ của hai bàn tay kẹp lấy phía trên của tai sau đó vuốt chậm và nhẹ nhàng xuống phía dưới dái tai nhiều lần sao cho tai nóng ấm lên là được.
Xoa chân: Để các ngón tay trỏ, giữa và ngón út vào chỗ bị cước rồi xoa đều theo hình tròn nhiều lần. Nếu chỗ bị cước ở gót chân thì làm động tác xoa từ phía gót trở ra lòng bàn chân.
Ngâm chân tay với gừng. Chuẩn bị 60g ớt, 60g gừng tươi. Ngâm cùng 300ml rượu 95% càng lâu càng tốt. Sau nửa tháng đã có thể đem ra dùng bằng cách tẩm dung dịch vào bông và bôi vào vết cước 2 lần/ ngày. Hoặc bạn cũng có thể lấy 10ml rượu ớt gừng hòa vào nước để ngâm chân trong 15 - 20 phút.
Chuẩn bị 1 nắm nhỏ lá lốt và chút muối ăn, đun sôi. Dùng nước này ngâm chân trị cước.
Bs Trịnh Thu Hoa