Theo chia sẻ của chị Ngô Thanh (Hà Nội) về cách làm món mứt dừa nhâm nhi ngày Tết ngũ sắc bắt mắt, thơm ngon. Màu sắc được làm hoàn toàn tự nhiên, vừa bắt mắt vừa đảm bảo an toàn.
Món mứt dừa non ăn ngon ngọt hơn mứt dừa bánh tẻ và mềm hơn. Mứt dừa non sẽ có độ mềm dẻo, giữ được vị sữa dừa ngọt thơm nhè nhẹ chứ không bị khô như khi mình làm bằng dừa già.
Nguyên liệu làm mứt dừa non ngũ sắc
Bạn cần chuẩn bị gồm: 2kg cùi dừa non; 1 muỗng canh muối; 1/2 quả chanh. Sau đó, bạn chia dừa non thành 5 phần bằng nhau để làm món mứt dừa ngũ sắc:
Mứt dừa non màu trắng
+ 400gr dừa non
+ 200gr đường trắng
+ 200ml sữa tươi hoặc sữa đặc. Dùng sữa tươi, sợi dừa trắng hơn, còn thích ngọt thì nên dùng sữa đặc
+ 1 ống vani bột cho thơm
Mứt dừa non màu cam
+ 400gr cùi dừa non
+ 220gr đường trắng
+ 2 muỗng canh thịt gấc
+ 20ml sữa tươi hoặc dùng sữa đặc
+ 1 ống vani bột cho thơm
Mứt dừa non màu xanh
+ 400gr cùi dừa non
+ 200gr đường cát trắng
+ 100ml nước cốt lá dứa đặc được xay từ khoảng 60gr lá dứa tươi
+ 20ml sữa tươi hoặc sữa đặc
+ 1 ống vani
Mứt dừa non màu tím
+ 400gr cùi dừa non
+ 200gr đường cát trắng
+ Nấu 50gr lá cẩm tím tươi
+ 20ml sữa tươi hoặc sữa đặc
-1 ống vani bột cho thơm
Mứt dừa non màu vàng
+ 400 gr cùi dừa non
+ 200gr đường cát trắng
+ 1 muỗng cà phê bột dành dành pha với 50ml nước nóng
+ 20ml sữa tươi hoặc 20ml sữa đặc
+ ống vani bột cho thơm
Cách làm mứt dừa ngũ sắc
Bước 1: Sơ chế dừa non
Cùi dừa non sau khi tách, gọt hết phần đen bên ngoài rồi đem rửa sạch, để ráo nước. Tiếp đó, thái cùi dừa thành sợi dày vừa phải. Để dừa non được trắng hơn bạn ngâm vào thau nước có pha muối và nước cốt chanh khoảng 30 phút.
Sau khi ngâm, đem rửa lại khoảng 10 lần nước cho hết dầu hoặc rửa cho đến khi nước trong là được. Để nhanh hết dầu nên rửa dừa với nước nóng khoảng 50 – 60°C hoặc chần qua nước sôi khoảng 3 phút. Sau đó vớt ra rửa sạch với nước lạnh, rửa khi nào nước trong là dừa được.
Làm kỹ bước này sẽ giúp thành phẩm mứt dừa của mình lên màu trắng đẹp, không hôi mùi dầu và bảo quản được lâu.
Cùi dừa non sau khi làm sạch, thái từng sợi rồi đem ngâm cho hết phần dầu dừa
Bước 2: Tiến hành ngâm ướp
Khi sợi dừa khô ráo nước, bắt đầu ướp dừa với đường và tạo màu. Với mỗi màu, bạn thực hiện như sau:
- Dừa non màu trắng: Đem cùi dừa non ướp với đường cát trắng, ướp khoảng 5 – 8 giờ hoặc ướp qua đêm để cho đường chảy ra, thấm vào dừa là đem sên được.
- Dừa non màu cam: Cùi dừa non ướp cùng 220gr đường cát trắng, 2 muỗng canh thịt gấc trong khoảng 5 – 8 giờ hoặc qua đêm để thấm vào dừa.
- Dừa non mà xanh: Cùi dừa non ướp cùng đường cát trắng, 75ml nước cốt đặc lá dứa. Ướp khoảng 5 – 8 giờ hoặc ướp qua đêm để đường chảy ra, thấm vào dừa.
- Dừa non màu tím: Cùi dừa non ướp với 200gr đường cát trắng, 75ml nước lá cẩm tím để qua đêm.
- Dừa non màu vàng: 400gr cùi dừa non ướp với 200gr đường cát trắng, 50ml nước lá cẩm tím trong khoảng 5 – 8 giờ hoặc ướp qua đêm để đường chảy ra, thấm vào dừa.
Mọi người lưu ý trong quá trình ướp dừa cần phải đảo để cho mầu thấm nhanh.
Bước 3: Tiến hành xào dừa
Cùi dừa sau khi đã ướp đường được 5 - 8 tiếng thì bắc 1 chiếc chảo chống dính đế dày lên bếp để tiến hành sên từng loại.
Với mứt dừa non màu trắng, bạn cho hết nước đường và cùi dừa non vào nấu lửa to, tới khi sôi cạn bớt nước thì hạ nhỏ lửa. Lúc này, bạn có thể khuấy đảo dừa. Khi dừa cạn sệt dần, cho 20ml sữa tươi hoặc thích ngọt hơn cho vào 20ml sữa đặc và ống vani bột thơm vào đảo đều.
Khi sên dừa cần đảo liên tục
Đảo dừa liên tục đến khi dừa kết tinh đường, có phấn trắng bám quanh dừa thì tắt bếp, tiếp tục đảo thêm vài phút trên bếp cho dừa khô ráo hẳn. Cuối cùng, bạn cho dừa ra ngoài dàn thật mỏng trước quạt cho nhanh khô và hạn chế dừa ra nước.
Cứ lần lượt sên các màu rồi để riêng từng loại. Riêng màu xanh lá dứa khi sên cạn nước đường sệt thì nên cho hết 25ml nước cốt đặc lá dứa còn lại vào để có màu xanh đậm hơn do lá dứa dễ bị bay màu khi đun lâu.
Các bảo quản mứt dừa được lâu
Bí quyết để làm mứt dùa non màu trắng có màu trắng tinh, quan trọng nhất là ở bước khử dầu. Cần đổ nước vừa đun sôi ngập vào thau có phần cùi dừa đã sơ chế, đảo sơ để phần cùi dừa được chần tới sẽ thôi ra hết nhưng phần dầu dừa còn dư thừa, để khi mình sên mứt, phần cùi dừa không bị úa màu, ngà vàng và đường dễ kết tinh hơn.
Để bảo quản được lâu hơn, trong quá trình sơ chế và làm mứt dừa non, mọi người chú ý vài điều nhỏ. Cụ thể, dừa sau khi đã sên xong để bảo quản lâu, không ra nước thì cần đem ra nắng phơi thêm vài tiếng cho khô, hoặc lấy dừa ra ngoài bỏ hết đường trong chảo, cho dừa vào sên lại khoảng 3-5 phút với lửa nhỏ thì dừa sẽ khô hơn.
Dừa khô bảo quản trong túi bóng hoặc hộp thủy tinh ăn dần, có thể cho thêm gói hút ẩm vào để bảo quản.
Bảo quản mứt ở trong túi rip
Hà My