Từ thời điểm Nghị định 168/2024 bắt đầu có hiệu lực, nhiều người tham gia giao thông đã có ý thức hơn trong việc di chuyển của mình và tìm hiểu thêm các loại biển báo, vạch kẻ đường nhiều hơn. Đơn cử như việc phân biệt giữa vạch mắt võng và vạch xương cá cũng được nhiều người quan tâm.
Chị NTTH (ngụ quận Gò Vấp, TP.HCM) chia sẻ: “Từ trước đến nay tôi cũng không biết phân biệt giữa hai loại vạch kẻ đường này, nhưng có lần tôi đi đón con và bị phạt vì đứng chờ đèn đỏ ở vạch mắt võng nên tôi mới biết hai vạch này khác nhau”.
Vạch mắt võng và vạch xương cá là hai loại vạch kẻ đường thông dụng thường gặp, mỗi loại có ý nghĩa và quy định giao thông riêng. Dưới đây là các điểm nhận diện để phân biệt vạch mắt võng và vạch xương cá:
Phân biệt vạch mắt võng và vạch xương cá theo quy chuẩn quốc gia?
Theo quy định tại Điều 48 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2024/BGTVT về Báo hiệu đường bộ ban hành kèm Thông tư 51/2024/TT-BGTVT thì Vạch kẻ đường dùng để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn và khả năng thông xe.
(1) Vạch mắt võng:
Vạch mắt võng có màu vàng và vạch chéo trong lòng hình chữ nhật. (Ảnh: Internet)
Tại Phụ lục G Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2024/BGTVT về Báo hiệu đường bộ ban hành kèm Thông tư 51/2024/TT-BGTVT có quy định về ý nghĩa sử dụng của vạch mắt võng như sau:
Vạch kẻ kiểu mắt võng được sử dụng để báo cho người điều khiển không được dừng phương tiện trong phạm vi phần mặt đường có bố trí vạch để tránh ùn tắc giao thông.
Quy cách của vạch mắt võng:
Vạch mắt võng kiểu đơn giản: gồm vạch chéo trong lòng hình chữ nhật, màu vàng, bề rộng nét vẽ 20 cm - 40 cm (xem minh họa trên Hình G.38 và G.39.).
Vạch mắt võng kiểu thông thường: vạch có nét vẽ màu vàng, vạch vành ngoài giới hạn phạm vi kẻ vạch mắt võng có bề rộng vạch 20 cm. Vạch mắt võng bên trong nghiêng 45° so với vành ngoài, vạch rộng 10 cm khoảng cách đường chéo 1 m - 5m.
Vị trí đặt vạch mắt võng:
Sử dụng vạch mắt võng ở các vị trí thích hợp (nút giao xử lý điểm đen tai nạn giao thông, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông, nút giao với Đường sắt, cổng trường học, bệnh viện, trung tâm y tế, trung tâm hành chính).
Vạch kẻ kiểu mắt võng có thể sử dụng để xác định phạm vi cấm dừng trong phạm vi nút giao giao cùng mức, trên nhánh dẫn cửa vào hoặc cửa ra của nút giao hoặc những vị trí mặt đường không cho phép dừng xe.
(2) Vạch xương cá:
Vạch xương cá là tên gọi thường dùng để chỉ loại vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V. Đây là những đường kẻ trắng liền nét, được vẽ song song trên mặt đường, tạo thành hình chữ V.
Cách nhận biết dễ nhất là vạch xương cá có màu trắng và tạo thành hình chữ V trên đường. (Ảnh: Internet)
Theo quy định tại Phụ lục G Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2024/BGTVT về Báo hiệu đường bộ ban hành kèm Thông tư 51/2024/TT-BGTVT thì vạch xương cá hay vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V được sử dụng để giới hạn các phần mặt đường không sử dụng cho xe chạy mà sử dụng để kênh hóa các dòng giao thông giao thông trên đường.
Khi vạch xương cá được sử dụng, các phương tiện giao thông phải đi theo tuyến đường quy định, không được lấn vạch hoặc cắt qua vạch trừ những trường hợp khẩn cấp.
Quy cách của vạch xương cá:
Vạch xương cá bao gồm các vạch liền nét, màu trắng được vẽ song song, mỗi vạch rộng 45 cm, khoảng cách hai mép vạch 100 cm, vạch nghiêng một góc 135o theo chiều ngược chiều kim đồng hồ so với hướng chuyển động của xe.
Vạch xác định phạm vi kẻ vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V là vạch đơn liền nét, màu trắng.
Vạch này có bề rộng nét vẽ b= 20 cm.
Mức phạt lỗi đè vạch xương cá, vạch mắt võng theo Nghị định 168?
Lỗi đè vạch xương cá, vạch mắt võng có thể hiểu là lỗi không chấp hành vạch kẻ đường.
Căn cứ theo Nghị định 168/2024 thì mức phạt lỗi đè vạch xương cá, vạch mắt võng như sau:
THY NHUNG