Cách phòng, chống say nắng, say nóng đơn giản mà hiệu quả trong mùa hè

Cách phòng, chống say nắng, say nóng đơn giản mà hiệu quả trong mùa hè
6 giờ trướcBài gốc
Say nắng hay trúng nắng là hiện tượng cơ thể tăng cao nhiệt độ (thường trên 40 độ C), đồng thời kết hợp với tình trạng mất nước. Hậu quả là cơ thể mất kiểm soát hệ thống điều hòa nhiệt, dẫn đến hệ hô hấp, tuần hoàn, thần kinh,.. bị rối loạn. Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của nắng nóng hay những hoạt động quá mức.
Ảnh minh họa
Cách xử trí khi bị say nắng
Khi xảy ra tình trạng trúng nắng, cần thực hiện nhanh các phương pháp sơ cứu tức thì trước khi có phương tiện y tế hay nhân viên y tế hỗ trợ:
65-70% cơ thể là nước nhưng chúng ta lại không dự trữ được nó. Vì thế, phải uống ít nhất 2 lít nước/ngày, thậm chí là 3-4 lít trong trường hợp nhiệt độ lên cao tới 40 độ C. Ngoài ra, cần kết hợp uống nước ép hoa quả, trà, nước canh, trái cây mọng nước (bưởi, dưa hấu); Ăn các loại thức ăn mát, rau củ quả chứa nhiều kali như: rau đay, mồng tơi, rau má, cà chua Không uống nước quá lạnh vì có thể gây ra hiện tượng sốc nhiệt làm đau bụng.
Để bảo vệ cơ thể khỏi nắng nóng, hãy lựa chọn trang phục được may bằng chất liệu cotton hay lanh và thích hợp nhất với các gam sáng màu. Nếu các chất liệu may mặc màu đen hay màu sẫm, chúng sẽ hấp thụ tất cả ánh nắng và nhiệt độ.
Khi nhiệt độ ngoài trời vượt qua ngưỡng 30 độ C, nên đi ra khỏi nhà sớm hơn vào buổi sáng và trở về muộn hơn vào buổi chiều. Tránh ra ngoài trời vào những giờ nắng nhất từ 12h trưa đến khoảng 3h chiều. Trong trường hợp phải ra ngoài, hãy trang bị mũ, áo chống nắng, khẩu trang, kính râm, ô…
Làm thoáng mát môi trường làm việc, đặc biệt ở các công xưởng, hầm, lò... rất có hiệu quả trong việc phòng, chống say nắng, say nóng.
Khi vừa đi nắng về, đây là thời điểm cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi, nhiệt cơ thể độ cao, nếu tắm ngay sẽ làm thay đổi thân nhiệt đột ngột, rất nguy hiểm, có thể dẫn đến đột quỵ.
Không được để trẻ em hoặc bất kỳ ai trong xe hơi đỗ, tắt máy, trong thời tiết nắng nóng dù chỉ để trong thời gian ngắn, do nhiệt độ trong xe hơi có thể tăng hơn 11 độ C chỉ trong 10 phút.
Cần tăng cường thêm nhiều trái cây có chứa vitamin A, Vitamin C và Vitamin E. Tất cả những vi chất dinh dưỡng này, sẽ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và phòng tránh được say nắng.
Việc rèn luyện, nâng cao sức khỏe thường xuyên cũng giúp cơ thể có sức chống chọi với sự thay đổi của thời tiết, đặc biệt trong giai đoạn chuyển mùa.
Chung Thủy/VOV.VN (Tổng hợp)
Nguồn VOV : https://vov.vn/doi-song/cach-phong-chong-say-nang-say-nong-don-gian-ma-hieu-qua-trong-mua-he-post1198201.vov