Ngày nay số trẻ em mắc bệnh tự kỷ ngày càng tăng lên, theo nghiên cứu cứ 1.000 trẻ thì có 2 - 5 trẻ bị tự kỷ, điều này khiến các bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên, có một số phương pháp can thiệp, điều trị có thể giúp người bệnh có khả năng độc lập, hòa nhập cộng đồng, có thể học tập và lao động, nâng cao chất lượng sống.
Dấu hiệu nghi ngờ trẻ mắc tự kỷ
Cho đến nay nguyên nhân của chứng tự kỷ ở trẻ em chưa được biết một cách chính xác. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học cho thấy có nhiều yếu tố góp phần vào việc hình thành chứng tự kỷ ở trẻ bao gồm:
Di truyền: Khoảng 80% rối loạn phổ tự kỷ xuất hiện do thừa hưởng gien di truyền.
Phối hợp với một số bệnh lý (hội chứng X mỏng giòn, rubella bẩm sinh...).
Những rối loạn khác đi kèm: Trẻ chậm phát triển trí tuệ (50%), động kinh (30%), chứng tăng động kém tập trung.
Yếu tố môi trường được ghi nhận: Thời kỳ mang thai mẹ thường xuyên tiếp xúc với nhiều chất độc hại như thuốc lá, rượu bia, ma túy... sẽ làm tăng nguy cơ trẻ tự kỷ sau khi sinh ra. Trẻ tiếp xúc thường xuyên hóa chất độc hại, ô nhiễm môi trường, gia đình bỏ mặc ít dạy dỗ quan tâm yêu thương...cũng làm gia tăng nguy cơ trẻ bị tự kỷ.
Dấu hiệu nghi ngờ trẻ mắc tự kỷ bao gồm:
Không bập bẹ khi 12 tháng tuổi.
Không biết ra hiệu (chỉ tay, vẫy tay, bắt tay...) khi 12 tháng tuổi.
Không nói từ đơn khi 16 tháng tuổi.
Không tự nói câu hai từ khi 24 tháng tuổi (không tính việc trẻ lặp lại lời nói).
Mất kỹ năng ngôn ngữ hoặc kỹ năng giao tiếp ở bất kỳ lứa tuổi nào.
Ngày nay số trẻ em mắc bệnh tự kỷ ngày càng tăng lên.
Các phương pháp can thiệp cho trẻ mắc tự kỷ
Phương pháp dùng thuốc
Nếu trẻ tự kỷ nặng có thể sử dụng để kiểm soát, làm giảm một số triệu chứng nhất định như hành vi hung hăng, tự làm hại, tình trạng lo lắng, ám ảnh cưỡng bức hoặc các rối loạn đồng mắc như tăng động giảm chú ý.
Một số tình huống hành vi của trẻ bị tự kỷ và hướng dẫn cách hỗ trợ giúp trẻ hòa nhập lại với sinh hoạt hàng ngày:
Trẻ mắc tự kỷ thường chỉ muốn có không gian riêng của mình, bó hẹp phạm vi tiếp xúc với người khác, không muốn giao lưu. Nên sử dụng tên của con bạn để chúng biết bạn đang nói chuyện với chúng; Nói chuyện đơn giản và dễ hiểu; Nói chậm rãi và rõ ràng; Sử dụng cử chỉ đơn giản, giao tiếp bằng mắt và hình ảnh hoặc biểu tượng để hỗ trợ những gì bạn đang nói; Cho phép thêm thời gian để con bạn hiểu những gì bạn đã nói.
Không nên hỏi con bạn nhiều câu hỏi cùng lúc; Cố gắng không trò chuyện ở nơi ồn ào hoặc đông đúc; Không nói những từ ngữ có nhiều nghĩa.
Phương pháp vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu: Có thể giúp cải thiện các kỹ năng thể chất, vận động.
Trị liệu ngôn ngữ, lời nói: Giúp cải thiện khả năng hiểu và sử dụng ngôn ngữ của trẻ, ngoài ra có thể giao tiếp thông qua việc sử dụng các dấu hiệu, cử chỉ, hình ảnh hoặc thiết bị liên lạc điện tử.
Trị liệu nghề nghiệp: Dạy các kỹ năng giúp trẻ sống độc lập nhất có thể. Các kỹ năng có thể bao gồm mặc quần áo, ăn uống, tắm rửa và quan hệ với mọi người. Trị liệu nghề nghiệp cũng có thể bao gồm: Liệu pháp tích hợp giác quan: Trẻ mắc tự kỷ có thể gặp các vấn đề liên quan đến đầu vào cảm giác chẳng hạn như thị giác, thính giác hoặc khứu giác, dựa trên lý thuyết rằng một số giác quan của trẻ bị khuếch đại sẽ khiến trẻ khó học và thể hiện hành vi tiêu cực, liệu pháp này giúp cân bằng phản ứng của trẻ với kích thích giác quan.
Tiếp cận tâm lý
Phương pháp tiếp cận tâm lý có thể giúp những người mắc tự kỷ đối phó với lo lắng, trầm cảm và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác. Trị liệu nhận thức hành vi giúp trẻ tìm hiểu về mối quan hệ giữa cảm xúc, suy nghĩ và hành vi, giúp xác định những suy nghĩ và cảm xúc kích hoạt hành vi tiêu cực. Trị liệu nhận thức hành vi đặc biệt có lợi trong việc trẻ kiểm soát sự lo lắng, giúp nhận ra cảm xúc của người khác tốt hơn và đối phó tốt hơn trong các tình huống xã hội.
Cố gắng tìm hiểu lý do làm con bạn cảm thấy lo lắng; Giúp con chuẩn bị đối phó với bất kỳ thay đổi nào, chẳng hạn như thay đổi lớp học ở trường; Giúp trẻ xác định và quản lý cảm xúc; Trẻ cần một nơi tương đối yên tĩnh.
Trẻ tự kỷ thường khó chịu trước những thay đổi trong môi trường sống quen thuộc của chúng. Một sự thay đổi nhỏ trong thông lệ thường ngày có thể làm trẻ nổi giận.
Nên làm xoa dịu trẻ, cho trẻ không gian thoải mái, vui chơi cùng trẻ; Huấn luyện nâng cao khả năng tự tin, quyết đoán, thích ứng với sự thay đổi môi trường sống.
Không nên tạo áp lực cho con bạn – học các kỹ năng xã hội cần có thời gian; Đừng ép con bạn tham gia các tình huống xã hội nếu chúng thấy ổn khi ở một mình.
Trao đổi với bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ tâm thần trẻ em có kinh nghiệm về bệnh tự kỷ – nếu cần.
.
BS Hoàng Đại