Với mục đích cải thiện tình trạng ô nhiễm và khôi phục dòng chảy của sông Tô Lịch, dự án xây dựng đập dâng dần hình thành sau hơn 4 tháng triển khai.
Phần nổi của đập được thiết kế với đài vọng cảnh có mái hình nón, nhiều hoa văn. Một số ý cho rằng, kiến trúc này chưa phù hợp với văn hóa của Việt Nam.
Một số ý kiến cho rằng, đây là kiến trúc chưa hợp với bối cảnh ô nhiễm nhiều năm qua của sông Tô Lịch. Cũng có ý kiến cho rằng đây là ý tưởng tốt, tạo thêm không gian công cộng cho khu vực
Đập dâng giữ nước đầu tiên trên sông Tô Lịch nhìn từ flycam
Sau khi xây xong 2 lớp tường chắn bờ đập và dựng đài quan sát, các đơn vị thi công đang đổ bê tông tạo tường chắn, đổ mái chống sạt lở hai bên bờ sông.
Trong 3 đập dâng trên sông Tô Lịch, công trình đập tràn tại Cầu Quang được xây dựng sớm nhất, các đơn vị thi công đã hoàn thành cơ bản phần xây lắp
Đập dâng gồm 2 lớp đập giữ nước kèm đài vọng cảnh đã cơ bản hoàn thiện.
Tường thép được dựng bao quanh đập nhằm ngăn nước tràn vào công trường và dành khoảng 2 mét lòng sông cho nước lưu thoát.
Đập dâng này hoạt động như một "van điều tiết" nước, giúp giữ nước và điều chỉnh mực nước sông.
Theo kế hoạch, dự kiến đập dâng này sẽ hoàn thành vào quý III/2025 để chuẩn bị cho việc bổ cập nước từ sông Hồng.
Sông Tô Lịch sẽ có tổng cộng ba đập dâng được xây dựng tại các vị trí: Cầu Quang (huyện Thanh Trì trước đây), cầu Cót (quận Cầu Giấy trước đây) và cầu Dậu (quận Hoàng Mai trước đây).
Ba điểm này chia tuyến sông dài hơn 14 km thành các đoạn ngắn, giúp kiểm soát hiệu quả nguồn nước và giảm tải ô nhiễm.
Đập dâng được kỳ vọng giúp cải thiện chất lượng nước trên sông Tô Lịch, giảm thiểu ô nhiễm.
Cận cảnh đài vọng cảnh còn nhiều ý kiến trái chiều tại đập dâng đầu tiên trên Sông Tô Lịch
Phú Khánh