Những cầy cầu trăm tỷ
Cầu Đáp Cầu là cây cầu đầu tiên bắc qua sông Cầu nối liền Bắc Ninh và Bắc Giang. Ban đầu, cầu được xây dựng hoàn toàn bằng kết cấu sắt, tương tự cầu Long Biên, chỉ cho phép xe máy và tàu hỏa lưu thông, không có làn dành cho ô tô.
Đến năm 2017, dự án mở rộng cầu Đáp Cầu được triển khai, xây dựng thêm một cây cầu mới song song với cầu sắt cũ, giúp tăng cường khả năng kết nối giữa hai tỉnh Bắc Ninh – Bắc Giang.
Cầu Đáp Cầu là cây cầu đầu tiên bắc qua sông Cầu nối liền Bắc Ninh và Bắc Giang
Hiện cây cầu vẫn cho phép xe máy và tàu hỏa lưu thông
Việc mở rộng cầu không chỉ giải quyết nhu cầu đi lại mà còn tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, đặc biệt là các khu công nghiệp, dịch vụ thương mại, và du lịch văn hóa – lịch sử vùng Kinh Bắc.
Tiếp theo là dự án đầu tư xây dựng cầu Vân Hà nhằm kết nối xã Vân Hà, thị xã Việt Yên (tỉnh Bắc Giang) với phường Hòa Long (TP. Bắc Ninh). Dự án bao gồm hạng mục cầu chính và đường dẫn hai đầu cầu.
Vị trí xây dựng cầu được xác định theo Quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh (điều chỉnh) và Quy hoạch phân khu đô thị TP. Bắc Ninh. Tuyến cầu kết nối từ khu vực Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh sang xã Vân Hà.
Cầu Vân Hà có tổng chiều dài khoảng 360m, bề rộng 12m. Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 220 tỷ đồng. Dự án dự kiến khởi công vào năm 2025 và hoàn thành trong năm 2026.
Toàn cản làng gốm Thổ Hà, xã Vân Hà, thị xã Việt Yên, tinh Bắc Giang
Cả trăm năm nay, làng Nguyệt Đức vẫn bồng bềnh trên sông Cầu, dọc theo các làng Vân Hà và Thổ Hà
Cầu Hà Bắc 1, UBND tỉnh Bắc Ninh đã có công văn về việc phối hợp đầu tư xây dựng cầu Hà Bắc 1 và đường dẫn kết nối giữa tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh.
Dự án mang tên "Đầu tư xây dựng cầu Hà Bắc 1 và đường dẫn kết nối tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang", nhằm tăng cường hạ tầng giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội giữa hai tỉnh.
Vị trí xây dựng cầu Hà Bắc 1 được xác định theo Quy hoạch tỉnh Bắc Ninh và Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Người dân trong làng chủ yếu cải tạo lại các tàu, thuyền cũ để làm nơi ăn ở, sinh hoạt trên sông
Dù cuộc sống khó khăn, vất vả nhưng trẻ em vẫn được đến trường đầy đủ
Cầu Hà Bắc 1 được thiết kế với bề rộng 22,5m, kết cấu vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực. Tổng chiều dài cầu khoảng 970m, kèm theo đường dẫn hai đầu cầu được đầu tư theo quy hoạch nhằm đảm bảo kết nối đồng bộ với hệ thống giao thông khu vực.
Theo UBND tỉnh Bắc Ninh, công tác chuẩn bị đầu tư sẽ được thực hiện trong năm 2025, dự kiến khởi công vào 2026 và hoàn thành vào năm 2027. Với tổng mức đầu tư dự án dự kiến khoảng 1.700 tỷ đồng, khi hoàn thành sẽ góp phần tăng cường kết nối giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội giữa Bắc Giang, Bắc Ninh và toàn vùng.
Năm 2020, UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt Quỹ đất dự án được quy hoạch có quy mô 5ha tại khu Đồng Săng, xã Vân Hà với tổng mức đầu tư 72 tỷ đồng từ ngân sách địa phương nhằm sắp xếp và ổn định dân cư vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn
Tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đà phát triển
Cầu Hà Bắc 2 hiện đã được triển khai bắc qua sông Cầu, kết nối Bắc Giang với Bắc Ninh. Hiện tại, cầu Hà Bắc 2 và đường dẫn phía Bắc Giang đã được Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông, nông nghiệp tỉnh Bắc Giang đầu tư, hoàn thành xây dựng gần một năm nay.
Cây cầu này đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối thị xã Việt Yên, Hiệp Hòa (Bắc Giang) với huyện Yên Phong (Bắc Ninh), tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội và mở ra cơ hội giao thương thuận lợi giữa hai tỉnh.
Dự án xây dựng cầu Hà Bắc 2 cùng đường dẫn phía Bắc Giang đắp chiếu hơn 1 năm trước đó (phóng viên ghi nhận)
Từ góc nhìn trên cao hình ảnh đường dẫn nối cầu Hà Bắc 2 đang dần hình thành (phóng viên ghi nhận)
Dự án có tổng mức đầu tư hơn 358 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương và tỉnh, được triển khai trong giai đoạn 2021-2024. Cầu có chiều dài 490m, rộng 16m, được xây dựng bằng bê tông dự ứng lực và bê tông cốt thép dự ứng lực. Phần đường dẫn dài hơn 1.500m, thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, với nền đường rộng 12m, mặt đường 11m, kết cấu bê tông nhựa trên móng cấp phối đá dăm.
Dự án mở rộng cầu Như Nguyệt (giai đoạn 2) chính thức được khánh thành và đưa vào sử dụng, tháo gỡ điểm nghẽn giao thông trên Quốc lộ 1 nối Hà Nội, Bắc Ninh và Lạng Sơn, Bắc Giang.
Dự án có tổng mức đầu tư hơn 450 tỷ đồng, khởi công từ tháng 4/2022, do Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông, nông nghiệp tỉnh Bắc Giang làm chủ đầu tư. Công trình bao gồm phần cầu và đường dẫn hai bên, với tổng chiều dài khoảng 1,32 km, trong đó chiều dài cầu Như Nguyệt khoảng 439,15 m. Bắc Ninh
Hình ảnh cầu Như Nguyệt mở rộng
Việc đưa vào khai thác, sử dụng cầu Như Nguyệt mở rộng đã giải quyết tình trạng tắc đường vốn là nỗi lo thường trực của người dân khi di chuyển qua tuyến đường này
Việc hoàn thành và đưa vào sử dụng cầu Như Nguyệt mở rộng đã giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài nhiều năm, đặc biệt trong các giờ cao điểm, góp phần nâng cao năng lực khai thác tuyến đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn.
Dự án mở rộng cầu Như Nguyệt được đánh giá là công trình không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội mà còn đảm bảo an ninh - quốc phòng trong khu vực. Bên cạnh đó, việc mở rộng cầu tạo sự thông thoáng cho cửa ngõ ra vào Bắc Ninh và Bắc Giang, thu hút đầu tư và đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng lớn, đặc biệt của các khu công nghiệp trọng điểm.
Văn Giang/VOV.VN