Cận cảnh những hình ảnh đầy tính nghệ thuật của các nghệ sỹ và sân khấu Tuồng

Cận cảnh những hình ảnh đầy tính nghệ thuật của các nghệ sỹ và sân khấu Tuồng
9 giờ trướcBài gốc
Tuồng là loại hình sân khấu ước lệ, vậy nên cách hóa trang của tuồng cũng đặc biệt, nhằm để thể hiện rõ các tuyến nhân vật; các tuyến nhân vật của tuồng chủ yếu là: kép, tướng, đào, đào võ, lão,... với mỗi loại nhân vật lại có cách hóa trang riêng. (Ảnh: Khánh Hòa/TTXVN)
Tuồng là loại hình sân khấu ước lệ, vậy nên cách hóa trang của tuồng cũng đặc biệt, nhằm để thể hiện rõ các tuyến nhân vật. (Ảnh: Khánh Hòa/TTXVN)
Sân khấu Tuồng dùng sắc mặt, màu sắc để phân biệt vai nhân vật (sắc đỏ biểu hiện vai trung thần, màu trắng mốc: kẻ gian thần dua nịnh…. (Ảnh: Khánh Hòa/TTXVN)
Nghệ thuật Tuồng, với cách hóa trang tạo diện mạo cho nhân vật, không có gì là tả chân, mà hoàn toàn tượng trưng. Người diễn viên, ngoài khả năng ca xướng, vũ đạo, diễn xuất, còn phải biết vẽ mặt mình, khi thủ bất cứ vai nào. (Ảnh: Khánh Hòa/TTXVN)
Nhờ những gương mặt được hóa trang, khán giả biết ngay tâm lý, tính cách, giai cấp xã hội của nhân vật, khi mới vừa thấy diễn viên bước ra sân khấu. (Ảnh: Khánh Hòa/TTXVN)
Khác với các loại hình sân khấu khác như chèo, cải lương… Tuồng mang theo âm hưởng hùng tráng với những tấm gương tận trung báo quốc, xả thân vì đại nghĩa, những bài học về lẽ ứng xử của con người giữa cái chung và cái riêng, giữa gia đình và Tổ quốc. (Ảnh: Khánh Hòa/TTXVN)
Phương thức phản ánh của Tuồng không đi vào tả thực mà chú trọng tả ý, nhằm lột tả cái thần của nhân vật, sự việc, "cái thần" chính là đỉnh cao của nghệ thuật biểu diễn Tuồng thông qua cách hóa trang, lời nói, động tác hình thể, sự di chuyển trên sân khấu. (Ảnh: Khánh Hòa/TTXVN)
Đối với Tuồng đòi hỏi phải có những đào kép chính thật xuất sắc và kịch bản phải hay mới thu hút được người xem. (Ảnh: Khánh Hòa/TTXVN)
Tuồng mang theo âm hưởng hùng tráng với những tấm gương tận trung báo quốc, xả thân vì đại nghĩa, nên có thể nói Tuồng là sân khấu của những người anh hùng. (Ảnh: Khánh Hòa/TTXVN)
Trích đoạn Tuồng cổ "Ôn Đình chém Tá" biểu diễn tại Nhà hát Tuồng Việt Nam. (Ảnh: Khánh Hòa/TTXVN)
Phương thức phản ánh của Tuồng không đi vào tả thực mà chú trọng tả ý, nhằm lột tả cái thần của nhân vật, sự việc, "cái thần" chính là đỉnh cao của nghệ thuật biểu diễn Tuồng thông qua cách hóa trang, lời nói, động tác hình thể, sự di chuyển trên sân khấu. (Ảnh: Khánh Hòa/TTXVN)
Phương thức phản ánh của Tuồng không đi vào tả thực mà chú trọng tả ý, nhằm lột tả cái thần của nhân vật, sự việc. "Cái thần" chính là đỉnh cao của nghệ thuật biểu diễn Tuồng thông qua cách hóa trang, lời nói, động tác hình thể, sự di chuyển trên sân khấu. (Ảnh: Khánh Hòa/TTXVN)
Trải qua bao thăng trầm và những biến đổi xã hội, nghệ thuật sân khấu tuồng đã không còn được nhiều người chú ý. các đơn vị nghệ thuật tuồng hiện nay chủ yếu chạy “sô” biểu diễn trong các lễ hội, nghi thức hành lễ với dàn trống, dâng hương chứ ít có cơ hội biểu diễn một vở trọn vẹn. (Ảnh: Khánh Hòa/TTXVN)
Nguồn VietnamPlus : https://www.vietnamplus.vn/can-canh-nhung-hinh-anh-day-tinh-nghe-thuat-cua-cac-nghe-sy-va-san-khau-tuong-post1040175.vnp