Tượng chó đá phong thủy
Chó là con vật nằm trong 12 con giáp. Đây là con vật biểu tượng cho sức mạnh, sự trung thành trong phong thủy. Người ta thường thờ chó đá để cầu bình an cho gia đình.
Tượng chó đá thường được đặt ở cổng nhà, cổng làng, trong các sân đền chùa, miếu mạo. Và được thờ tại nhiều nơi, giá trị phong thủy của nó vẫn luôn được ngợi ca.
Trấn trạch bằng chó đá – văn hóa phong thủy của người Việt
Người ta quan niệm rằng, tượng chó đá sẽ giúp xua đuổi tà ma, cân bằng âm dương đất. Chính vì thế, nhiều đời nay, chó đá vẫn luôn là biểu tượng của một vị thần linh thiêng.
Người ta thường thờ chó đá để cầu bình an cho gia đình.
Dân gian cho rằng, sự uy nghiêm của tượng chó đá sẽ làm cho ma quỷ khiếp sợ. Tượng chó đá có nhiệm vụ canh giữ đất, không cho kẻ lạ mặt xâm phạm đến long đất. Trấn trạch bằng chó đá sẽ làm trạch đất yên ổn, gia chủ làm ăn thuận buồm xuôi gió.
Bên cạnh ý nghĩa phong thủy tâm linh, tượng chó đá còn là có tác dụng trang trí. Trước đây, chỉ những bậc phú hào mới thờ tượng chó đá canh giữ cổng. Vì thế, đặt chó đá trước cổng thể hiện địa vị xã hội, sự giàu có của gia chủ.
Cần lưu ý gì khi thờ tượng chó đá?
Cần tham khảo thầy phong thủy để chọn hướng thờ tượng cho phù hợp. Bên cạnh đó, màu sắc của tượng, vị trí đặt tượng cũng vô cùng quan trọng. Nếu phạm phải những điều cấm kỵ, gia chủ sẽ có thể gặp những hiểm họa khó lường.
Màu sắc của tượng chó đá khá đa dạng. Tuổi của gia chủ khác nhau sẽ phù hợp với những màu sắc riêng. Để mang đến may mắn, điều tốt lành, nên chọn màu sắc tượng thích hợp.
Tượng chó đá có nhiệm vụ canh giữ đất, không cho kẻ lạ mặt xâm phạm đến long đất.
Nên chọn tượng chó đá ở tư thế ngồi, lè lưỡi, đầu ngẩng. Bởi đây là dáng ngồi uy nghiêm khiến ma quỷ sợ hãi. Tuyệt đối không chọn chó đá ở tư thế nằm, mắt nhắm, trạng thái nghỉ ngơi. Tư thế này không mang lại giá trị và ý nghĩa phong thủy.
*Thông tin trong bài mang tính tham khảo.
Đinh Huế (t/h)