Cần thiết phải xây dựng Luật Tình trạng khẩn cấp

Cần thiết phải xây dựng Luật Tình trạng khẩn cấp
6 giờ trướcBài gốc
Dự thảo Luật Tình trạng khẩn cấp gồm 6 chương, 42 điều.
Các đại biểu dự tọa đàm
Tham gia thảo luận vào dự thảo luật, các đại biểu đều nhất trí tính cấp thiết xây dựng luật, đồng thời làm rõ một số vấn đề liên quan đến nội dung của dự thảo luật; công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức quán triệt, triển khai thi hành pháp luật, chính sách liên quan đến tình trạng khẩn cấp; lực lượng hoạt động trong tình trạng khẩn cấp; hỗ trợ, khắc phục hậu quả thảm họa, thiên tai; nguồn lực, kinh phí cho các hoạt động trong tình trạng khẩn cấp; các biện pháp ứng phó trước - trong - sau tình trạng khẩn cấp; phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương trong thi hành tình trạng khẩn cấp; những bất cập, giải pháp khắc phục, kiến nghị các vấn đề cần đưa vào luật...
Các đại biểu góp ý vào dự thảo Luật Tình trạng khẩn cấp
Các đại biểu cũng thống nhất cao khi cho rằng, việc xây dựng Luật Tình trạng khẩn cấp là cần thiết nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và nâng cao hiệu quả pháp lý của hệ thống pháp luật về tình trạng khẩn cấp, tạo cơ sở pháp lý, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật. Luật sẽ tăng cường tính chủ động trong việc ứng phó, khắc phục kịp thời, hiệu quả trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp; góp phần bảo vệ Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Thiếu tướng Đặng Văn Hùng, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu 7 phát biểu tại tọa đàm
Phát biểu tại tọa đàm, Thiếu tướng Đặng Văn Hùng, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu 7 cho rằng: Những năm qua, pháp lệnh về tình trạng khẩn cấp và các quy định liên quan đã tạo được cơ sở pháp lý để xử lý các tình huống cần thiết, cấp bách. Tuy nhiên, cũng bộc lộ những bất cập, hạn chế vì liên quan nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau; một số nội dung không thống nhất, chưa sát thực tiễn cuộc sống. Thực tiễn thời gian qua, việc tổ chức thực hiện pháp luật về tình trạng khẩn cấp còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập, thể hiện rõ qua công tác chống dịch Covid-19, hay bão số 3 (Yagi) vừa qua. Vì vậy, việc nghiên cứu xây dựng Luật Tình trạng khẩn cấp sẽ góp phần đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật; tăng cường hiệu lực, hiệu quả, tính chủ động trong công tác phòng chống thiên tai, thảm họa; góp phần bảo vệ Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.
Quang Xuân
Nguồn Bình Phước : https://baobinhphuoc.com.vn/news/1/169118/can-thiet-phai-xay-dung-luat-tinh-trang-khan-cap