Cảnh giác với cao điểm dịch sốt xuất huyết: Cần biết các biện pháp phòng tránh gì?

Cảnh giác với cao điểm dịch sốt xuất huyết: Cần biết các biện pháp phòng tránh gì?
một giờ trướcBài gốc
Cao điểm dịch sốt xuất huyết tăng cao hơn cùng kỳ năm 2023
Dịch bệnh sốt xuất huyết đang quay trở lại và hoành hành tại các thành phố lớn với liên tiếp các ca mắc gia tăng không hề có xu hưởng giảm. Hà Nội ghi nhận hơn 600 ca sốt xuất huyết trong tuần cuối tháng 10, hơn 300 ổ dịch từ đầu năm. Đà Nẵng gần 2000 ca và 140 ổ dịch. Tại TP. HCM, nhiều ổ dịch mới được phát hiện từ đầu tháng 11/2024 cảnh báo nguy cơ gia tăng mạnh mẽ vào cuối năm nay khi thành phố bước vào mùa mưa, ngập lụt.
Số ca mắc sốt xuất huyết khắp cả nước đang có chiều hướng tăng.
Theo số liệu mới nhất từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), tính đến cuối tháng 9, cả nước ghi nhận 79.727 trường hợp mắc sốt xuất huyết. Đáng lo ngại, số ca tử vong lên tới 12 trường hợp.
Tại TP. HCM những tuần vừa qua, số lượng ca mắc sốt xuất huyết liên tục tăng cao. Tổng số ca mắc tích lũy tính từ đầu năm nay đến ngày 14/11/2024 là 11.265 ca. Các địa phương có số ca mắc cao bao gồm Quận 1, thành phố Thủ Đức và Quận 7 theo như số liệu từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC).
Tương tự, CDC Hà Nội cũng ghi nhận 612 ca mắc sốt xuất huyết trong tuần cuối tháng 10 từ ngày 25/10 – 31/10/2024), tăng 110 ca so với tuần trước đó, nâng tổng số ổ dịch từ đầu năm 2024 đến hết tháng 10 lên 301 ổ.
Tại Đà Nẵng, tính đến ngày 08/10, trên địa bàn thành phố đã ghi nhận gần 1.800 ca mắc sốt xuất huyết với 140 ổ dịch nhỏ, tập trung nhiều nhất tại các quận Liên Chiểu, Sơn Trà và Cẩm Lệ. Các vực miền núi, khu vực miền Trung – Tây Nguyên như tỉnh Đắk Lắk cũng đối diện với hàng nghìn ca mắc từ đầu năm 2024, trong đó có 3 ca tử vong.
Tình hình mưa bão kéo dài triền miên khiến cho các tỉnh, thành trên toàn quốc cũng ghi nhận số lượng các ca mắc sốt xuất huyết cao kỷ lục, nhiều nơi tiềm ẩn nguy cơ bùng phát thành những ổ dịch lớn.
TS.BS Nguyễn Minh Tuấn - Trưởng Khoa Sốt xuất huyết Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết số lượng bệnh nhi nhập viện và điều trị sốt xuất huyết trong tháng này tăng so với cùng kỳ tháng trước. Trong đó có nhiều trẻ nhập viện khi có dấu hiệu nặng như sốc sốt xuất huyết, suy đa cơ quan.
Mưa lớn kéo dài là nguyên nhân khiến diễn tiến dịch sốt xuất huyết trở nên phức tạp.
Các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết
Hiện các địa phương đang vào mùa mưa, hơn nữa tình hình bão lũ kéo dài cũng tạo môi trường cho muỗi sinh sôi. Tỉ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue thường tăng cao do điều kiện môi trường thuận lợi cho muỗi Aedes - tác nhân chính truyền bệnh. Người lớn cần chú ý phát quang bụi rậm, che chắn những nơi chứa nước để không tạo môi trường cho muỗi sinh sôi.
Không chỉ thế, cần chú ý các biện pháp phòng chống muỗi đốt bằng cách: dùng các sản phẩm khăn lau xua đuổi muỗi có hương sả tự nhiên; cần chú ý an toàn khi sinh hoạt ngoài trời, đặc biệt là buổi tối; đối với trẻ em cần mặc quần áo sáng màu, dùng tã quần xua muỗi; dùng rèm che có tẩm hóa chất diệt muỗi,...
Với trẻ nhỏ nên dùng tã trẻ em xua muỗi và khăn lau xua muỗi để bảo vệ trẻ khỏi bị muỗi đốt gây bệnh sốt xuất huyết.
Thừa Nguyên
Nguồn SaoStar : https://saostar.vn/song-khoe/canh-giac-voi-cao-diem-dich-sot-xuat-huyet-cac-bien-phap-phong-tranh-202411181430171947.html