Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ TN&MT Đỗ Đức Duy nhấn mạnh vấn đề ô nhiễm không khí tại Việt Nam đã xuất hiện như hệ quả của quá trình phát triển kinh tế - xã hội và đô thị hóa.
Trong báo cáo diễn biến hiện trạng và nguyên nhân ô nhiễm môi trường không khí cho thấy, mức độ ô nhiễm đã tăng lên mức đáng lo ngại trong khoảng 10 năm gần đây, tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm không khí được thành phố Hà Nội chỉ ra đó là do khí thải từ các phương tiện giao thông cơ giới.
Một số nhóm giải pháp cũng đã được các đại biểu đưa ra. Giải pháp về chính sách: tập trung vào các chính sách về thuế bảo vệ môi trường, phí bảo vệ môi trường đối với khí thải; chính sách cho vay, hỗ trợ, ưu đãi đối với “chuyển đổi xanh”; và các thiết bị, công nghệ xử lý, giảm thiểu phát sinh khí thải….
Giải pháp về kỹ thuật: thực hiện khẩn trương công tác kiểm kê nguồn thải và xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn thải, thực hiện đúng lộ trình chuyển đổi công nghệ các nhà máy (nhiệt điện) sang công nghệ phát thải thấp; tăng tỷ lệ cây xanh đô thị...
Hiện nay, thành phố Hà Nội đang thí điểm mô hình “vùng phát thải thấp”. Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, đây là mô hình cần được ứng dụng, triển khai.
Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đã rất rõ ràng và kiên định “không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế”. Để bảo vệ môi trường không khí, cần phải có sự chung tay và xác định đây là công việc chung của toàn xã hội.
Mời quý vị và các bạn theo dõi chi tiết!
Hiền Trang - Trương Tùng
Nguồn Quốc Hội TV : https://quochoitv.vn/cap-bach-tim-giai-phap-cho-o-nhiem-khong-khi-do-thi-243015.htm