Cập nhật KQKD quý III: Nhiều doanh nghiệp đầu ngành báo lãi giảm sâu so với cùng kỳ

Cập nhật KQKD quý III: Nhiều doanh nghiệp đầu ngành báo lãi giảm sâu so với cùng kỳ
3 giờ trướcBài gốc
Nguồn: Tổng hợp dữ liệu từ Wichart.
Nhiều doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ (lợi nhuận ròng) tăng trưởng đột biến trên 100% trong quý III như: LPBank (Mã: LPB), Dabaco (Mã: DBC), Cảng Đình Vũ (Mã: DVP), CTCP Vạn Phát Hưng (Mã: VPH), CTCP Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội (Mã: BTH), CTCP Phân phối khí thấp áp Dầu khí Việt Nam (Mã: PGD), Tổng CTCP Địa ốc Sài Gòn (Mã: SGR),...
Ngoài ra, nhiều đơn vị cũng báo lãi ròng tăng trưởng một tới hai con số so với cùng kỳ như: Techcombank (Mã: TCB), FPT (Mã: FPT), HAGL (Mã: HAG), Nhựa Bình Minh (Mã: BMP), CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (Mã: TNG), SCS, hay nhóm chứng khoán như HCM, VIX, VCI, MBS, DSC, DSE,...
Trái lại nhiều doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận suy giảm như: Hóa chất Đức Giang (Mã: DGC), CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (Mã: PNJ), Dược Hậu Giang (Mã: DHG), Bất động sản Phát Đạt (Mã: PDR), Mộc Châu Milk (Mã: MCM), hay nhóm chứng khoán với VND, BSI, CTS, SHS, BVS,...
Hóa chất Đức Giang báo lãi ròng 706 tỷ đồng quý vừa qua, giảm 7% so với cùng kỳ năm ngoái dẫu doanh thu tăng 4% lên 2.558 tỷ đồng do hụt thu tài chính và tăng chi phí bán hàng.
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất các quý.
Quý III, CTCP Dược Hậu Giang ghi nhận doanh thu thuần giảm hơn 3% so với cùng kỳ xuống còn 1.062 tỷ đồng. Doanh nghiệp dược này báo lãi sau thuế 156 tỷ đồng, giảm 6% so với quý III/2023 và cũng là con số thấp nhất kể từ quý IV/2019.
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất các quý.
CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL - Mã: HAG) ghi nhận 1.432 tỷ đồng doanh thu thuần quý III, giảm 24% so với cùng kỳ năm ngoái do giảm nguồn thu từ trái cây và bán heo.
Dẫu doanh thu suy giảm hai con số song nhờ việc kiểm soát giá vốn cùng với các chi phí tiết giảm nên HAGL vẫn báo lãi ròng quý III tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 332 tỷ. Lũy kế ba quý, HAGL đạt 4.194 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 17% so với cùng kỳ song lãi sau thuế tăng 20% lên 851 tỷ đồng.
Dù chưa công bố báo cáo tài chính song một số doanh nghiệp vốn hóa lớn trên sàn đã đưa ra sơ bộ kết quả kinh doanh quý III.
Lợi nhuận quý của PNJ rơi về mức thấp nhất 3 năm. Trong quý III, PNJ ghi nhận doanh thu thuần đạt 7.130 tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ song lợi nhuận sau thuế giảm gần 15% xuống còn 216 tỷ đồng. Đây cũng là mức lợi nhuận quý thấp nhất kể từ quý IV/2021 của PNJ.
Lũy kế 9 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu thuần đạt 29.242 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 1.382 tỷ đồng; tăng lần lượt 25% và 3% so với cùng kỳ.
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất các quý.
Quý III, CTCP FPT báo lãi ròng kỷ lục 2.089 tỷ đồng, tăng 20% so với quý III/2023 và cũng là lần đầu tiên tập đoàn vượt 2.000 tỷ lợi nhuận trong một quý.
9 tháng đầu năm, FPT ghi nhận 45.241 tỷ đồng doanh thu, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 5.762 tỷ đồng, tăng 21,5% so với 9 tháng đầu năm ngoái.
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất các quý.
Hay ông lớn ngành thép là Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) đã công bố sơ bộ tình hình kinh doanh với mức lãi sau thuế 3.022 tỷ đồng quý III, tăng 51% so với cùng kỳ năm trước (2.000 tỷ đồng).
Lũy kế 9 tháng, Hòa Phát ghi nhận 9.210 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 140% so với cùng kỳ năm trước và đạt 92% mục tiêu năm. Đóng góp chính vào kết quả này là thép và các sản phẩm liên quan với 85%, tiếp đến là lĩnh vực nông nghiệp.
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất các quý.
Công ty bất động sản lãi lớn từ chuyển nhượng cổ phần
CTCP Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam (VEFAC - Mã: VEF) - công ty con của Tập đoàn Vingroup (Mã: VIC), ghi nhận chưa tới 4 tỷ đồng doanh thu thuần.
Doanh thu luôn ở mức thấp song nguồn thu chính của VEF đến chủ yếu từ lãi cho vay. Doanh thu tài chính kỳ này giảm 14% so với cùng kỳ còn 129 tỷ do VEF sử dụng nguồn tiền vào hoạt động phát triển các dự án đang triển khai. Trừ đi các chi phí, VEF báo lãi sau thuế gần 85 tỷ, giảm 27% so với quý III năm ngoái.
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất các quý.
CTCP Đầu tư Nam Long (Mã: NLG) báo lỗ ròng 52 tỷ quý III trong khi doanh thu thuần tăng 4% lên 371 tỷ do giá vốn leo thang và hụt nguồn lợi nhuận từ công ty liên doanh, liên kết.
9 tháng, Nam Long ghi nhận 828 tỷ doanh thu thuần, lãi ròng chưa tới 16 tỷ; giảm lần lượt 46% và 92% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất các quý.
Doanh thu của CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (Mã: PDR) chỉ còn chưa tới 3 tỷ đồng quý III, cùng kỳ đạt 355 tỷ trong bối cảnh ngành còn nhiều khó khăn, việc đầu tư và phát triển dự án của công ty chưa thuận lợi. Song nhờ lợi nhuận chuyển nhượng công ty liên kết giúp Phát Đạt ghi nhận khoản doanh thu tài chính 194 tỷ.
Khoản thu đột biến giúp công ty bất động sản này thoát lỗ và lãi ròng quý III chỉ giảm 50% so với cùng kỳ còn 51 tỷ đồng.
9 tháng, Phát Đạt ghi nhận doanh thu thuần 173 tỷ, lãi ròng 154 tỷ đồng; giảm lần lượt 69% và 62% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất các quý.
Tương tự, CTCP Vạn Phát Hưng (Mã: VPH) báo lãi ròng đột biến 183 tỷ quý III nhờ khoản lãi chuyển nhượng cổ phần 349 tỷ đồng; trong khi cùng kỳ năm ngoái doanh nghiệp lỗ 20 tỷ đồng. Đây cũng là con số lợi nhuận kỷ lục của công ty. Doanh thu trong kỳ của VPH chỉ đạt 18 tỷ song đã gấp gần 7 lần quý III/2023.
Doanh nghiệp thông tin trong kỳ công ty đã hoàn thành pháp lý chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu Dân Cư Nhơn Đức Nhà Bè 16,7 ha. Từ đó, công ty thực hiện chuyển nhượng 99% cổ phần tại công ty con là CTCP Bất Động Sản Nhà Bè cho đối tác.
Hiện tại, công ty đang hoàn thiện những bước sau cùng để hoàn tất việc chuyển nhượng cũng như tập trung nguồn lực để triển khai những dự án mới tiếp theo.
Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Nam Hà Nội (Mã: NHA) cũng lãi đột biến gần 12 tỷ, cùng kỳ chỉ đạt 60 triệu nhờ tăng nguồn thu từ mảng bất động sản.
Tổng CTCP Địa ốc Sài Gòn (Mã: SGR) công bố tình hình kinh doanh quý vừa qua với cả doanh thu và lợi nhuận đều tăng trưởng do tăng nguồn thu từ dự án.
Quý III, SGR đạt 58 tỷ doanh thu thuần, 42,5 tỷ lãi sau thuế; tăng lần lượt 218% và 118% so với quý III/2023.
Theo báo cáo tổng hợp của Ban Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (Mã: TCH), quý II năm tài chính 2024 (giai đoạn 1/7 - 30/9), doanh nghiệp ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty đạt trên 1.345 tỷ đồng, tăng 332% so với cùng kỳ. Lợi nhuận gộp cũng tăng vọt lên 519 tỷ đồng, tăng 964% so với cùng kỳ.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, công ty đạt trên 2.173 tỷ đồng doanh thu và 870 tỷ đồng lợi nhuận gộp.
Nhiều doanh nghiệp lỗ lớn quý III
Tính tới chiều 22/10, có khoảng 60 doanh nghiệp thua lỗ trong quý vừa qua như: Chứng khoán APG (Mã: APG), Tisco (Mã: TIS), Nam Long (Mã: NLG), Tổng CTCP Bảo hiểm Hàng không (Mã: AIC), Công ty Tài chính cổ phần Tín Việt (Mã: TIN), Chứng khoán Everest (Mã: EVS), VIglacera Hạ Long (Mã: VHL), CTCP Vận tải Biển Việt Nam (Mã: VOS), Nhiệt điện Hải Phòng (Mã: HND),...
Nguồn: Tổng hợp dữ liệu từ Wichart.
Hoàng Kiều
Nguồn Doanh Nhân VN : https://doanhnhanvn.vn/cap-nhat-kqkd-quy-iii-nhieu-doanh-nghiep-dau-nganh-bao-lai-giam-sau-so-voi-cung-ky.html