Lóc tách động mạch chủ hết sức nguy hiểm, có thể dẫn tới tử vong nhanh chóng do vỡ vào khoang màng tim hay suy tim cấp.
1. Đông y có chữa được bệnh lóc tách động mạch chủ không?
Bệnh lóc tách động mạch chủ khi phát hiện thường phải phẫu thuật hoặc can thiệp, nhiều trường hợp phải mổ khẩn cấp. Đông y không chữa được căn bệnh này.
Nội dung
1. Đông y có chữa được bệnh lóc tách động mạch chủ không?
2. Các phương pháp điều trị bệnh lóc tách động mạch chủ
3. Bệnh lóc tách động mạch chủ có chữa khỏi được không?
4. Những chú ý quan trọng đối với bệnh lóc tách động mạch chủ
5. Chi phí khám chữa bệnh
2. Các phương pháp điều trị bệnh lóc tách động mạch chủ
Tùy theo loại lóc tách động mạch chủ mà có thể chỉ định điều trị tương ứng.
Đối với loại lóc tách động mạch chủ cấp tính thì nguy cơ tử vong rất cao trong những giờ đầu, nếu qua được 2 tuần đầu thì nguy cơ này giảm đi. Khoảng 60% lóc động mạch chủ là cấp tính.
Nếu bệnh nhân có tăng huyết áp thì phải khống chế ngay huyết áp. Tùy theo loại lóc tách động mạch chủ mà có thể chỉ định điều trị tương ứng.
- Với lóc tách động mạch chủ loại A, mổ là chỉ định tốt nhất: thay đoạn lên và quai động mạch chủ, có hay không kèm thay van động mạch chủ. Đối với lóc tách động mạch chủ loại B không có biến chứng phía ngoại vi thì chỉ định điều trị nội khoa.
Lóc tách động mạch chủ có thể chữa được, bệnh khi phát hiện thường phải phẫu thuật hoặc can thiệp, nhiều trường hợp phải mổ khẩn cấp.
Điều trị nội khoa: công việc chính của điều trị nội khoa là khống chế huyết áp: áp lực động mạch trung bình ở khoảng 60-75 mmHg. Một mặt khác là làm giảm sức gây lóc tách động mạch chủ: Nitroprusside sodium, chẹn beta giao cảm như esmolol, propranolol, lebetalol. Có thể dùng thuốc chẹn kênh calci, nhất là khi có chống chỉ định của chẹn beta giao cảm (verapamil, diltiazem).
Nếu như huyết áp không giảm sau khi dùng thuốc, cần phải nghĩ ngay đến thiếu máu động mạch thận do lóc lan vào (lòng giả chèn ép lòng thật).
Điều trị ngoại khoa: chỉ định điều trị ngoại khoa khi lóc tách động mạch chủ cấp tính loại A, và loại B có biến chứng (tổn thương các mạch tạng quan trọng, vỡ hay dọa vỡ, lóc ngược lên động mạch chủ lên và khi kèm hội chứng Marfan).
Mục đích của phẫu thuật là cắt bỏ đoạn bị lóc, khâu bịt kín lòng giả. Những thủ thuật bao gồm:
Thay đoạn lóc bằng đoạn mạch nhân tạo (Dacron).
Thủ thuật Bentall: thay đoạn động mạch chủ lên cùng với van động mạch chủ.
Đặt một đoạn mạch nhân tạo bằng can thiệp nội mạch cùng với điều trị nội khoa.
Những yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng khi mo như: mo chậm, tuối cao, bệnh mạch vành, tràn máu màng tim, tiền sử nhồi máu cơ tim, suy thận.
Đặt stent graft nội mạch: Đây là phương pháp hiện đại ít xâm lấn, người bệnh không phải trải qua một cuộc phẫu thuật nặng nề, sau can thiệp hoàn toàn có thể đi lại bình thường.
Kết hợp phẫu thuật – đặt stent graft: Sự kết hợp giữa phẫu thuật mở và kỹ thuật đặt stent graft nội mạch được áp dụng cho các trường hợp vết rách lan đến cung động mạch chủ – nơi phát sinh các mạch nhánh đến não và cánh tay.
Tất cả bệnh nhân dù trải qua phẫu thuật hay đặt stent graft nội mạch đều được điều trị bằng thuốc hạ huyết áp lâu dài, thường là thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh canxi và thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE).
Sau khi can thiệp, động mạch chủ bị suy yếu có thể thoái hóa phình động mạch ở trên hoặc dưới vùng phẫu thuật. Vì thế, bệnh nhân cần được theo dõi suốt đời để phát hiện sớm biến chứng.
3. Bệnh lóc tách động mạch chủ có chữa khỏi được không?
Lóc tách động mạch chủ có thể chữa được, bệnh khi phát hiện thường phải phẫu thuật hoặc can thiệp, nhiều trường hợp phải mổ khẩn cấp. Tuy nhiên nếu phát hiện sớm, kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ, hoàn toàn có thể phòng và điều trị tốt loại bệnh đặc biệt phức tạp này.
4. Những chú ý quan trọng đối với bệnh lóc tách động mạch chủ
Bệnh lóc động mạch chủ liên quan chủ yếu đến tình trạng tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu, hút thuốc lá, thuốc lào. Một số bệnh lóc động mạch chủ có tính chất di truyền.
Triệu chứng lóc tách động mạch chủ khởi phát thường là đau ngực dữ dội, lan ra sau lưng hoặc lên cổ. Một số ít biểu hiện đau bụng. Ngoài ra có những bệnh nhân biểu hiện như bị đột quỵ do tai biến mạch não hoặc nhồi máu cơ tim.
Các biến chứng nguy hiểm nhất của lóc động mạch chủ là vỡ vào khoang màng tim, nhồi máu cơ tim, suy tim cấp, suy đa tạng. Biểu hiện của các bệnh nhân khi có các biến chứng này là khó thở dữ dội, lơ mơ, mất ý thức, nhịp tim và huyết áp không đo được và cuối cùng là tử vong nhanh chóng.
Để phòng lóc tách động mạch chủ cần loại bỏ các thói quen sinh hoạt có hại: hút thuốc lá, thuốc lào. Kiểm soát tốt tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu cao. Hạn chế bia, rượu. Tất cả các bệnh nhân lóc động mạch chủ, dù chưa được can thiệp, phẫu thuật hoặc đã can thiệp, phẫu thuật đều phải đi khám kiểm tra định kỳ theo hẹn. Khám sàng lọc cho người thân của những người bệnh đã được bác sĩ kết luận là bệnh động mạch chủ di truyền.
5. Chi phí khám chữa bệnh
Chẩn đoán lóc tách động mạch chủ ngoài việc khám lâm sàng bởi các bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra các bác sĩ sẽ chỉ định chụp cắt lớp vi tính lồng ngực, ổ bụng. Siêu âm tim. Siêu âm hệ thống mạch máu. Siêu âm ổ bụng. Xét nghiệm sinh hóa máu, huyết học.
Mỗi người bệnh có chỉ định khác nhau nên chi phí điều trị cũng khác nhau, mức giá chụp CT thường dao động từ 1.000.000 VNĐ - 4.000.000 VNĐ; nếu chụp cắt lớp vi tính động mạch chủ ngực có tiêm thuốc cản quang (chưa bao gồm thuốc cản quang) có giá 2.500.000 VNĐ. Can thiệp đặt stent động mạch căn cứ vào loại stent được chọn này, thông thường sẽ mất khoảng 20.000.000-40.000.000VNĐ.
Ths. BS Nguyễn Mạnh Hưng