Câu hỏi thường gặp liên quan đến hẹp hậu môn ở trẻ em

Câu hỏi thường gặp liên quan đến hẹp hậu môn ở trẻ em
5 giờ trướcBài gốc
1. Đông y có chữa được bệnh hẹp hậu môn ở trẻ em không?
Hẹp hậu môn là một dạng dị tật bẩm sinh hiếm gặp. Vì vậy, đông y không chữa được hẹp hậu môn ở trẻ em.
Nội dung
1. Đông y có chữa được bệnh hẹp hậu môn ở trẻ em không?
2. Các phương pháp điều trị bệnh hẹp hậu môn ở trẻ em
3. Bệnh hẹp hậu môn ở trẻ em có chữa khỏi được không?
4. Những chú ý quan trọng đối với bệnh hẹp hậu môn ở trẻ em
5. Chi phí khám chữa bệnh
2. Các phương pháp điều trị bệnh hẹp hậu môn ở trẻ em
Hầu hết trẻ gặp phải dị tật về hậu môn trực tràng đều cần được phẫu thuật để điều trị. Tùy thuộc vào mức độ hẹp của hậu môn, bác sĩ phẫu thuật sẽ chọn một trong số các phương pháp điều trị thích hợp.
Phẫu thuật nối hậu môn với ruột nếu ruột không nối liền với hậu môn. Tạo hình hậu môn để chuyển hậu môn đến đúng vị trí nếu đường ruột và đường tiểu thông nối với nhau. Tạo hậu môn giả trên thành bụng cho phân thải ra một túi bên ngoài cơ thể. Nong hậu môn. Bác sĩ có thể cho trẻ dùng thuốc để giảm đau như acetaminophen hoặc ibuprofen.
Chỉ định nong hậu môn đối với các trường hợp: Bệnh nhi sau mổ tạo hình hậu môn; bệnh nhi sau mổ bệnh Hirschsprung; bệnh nhi hẹp hậu môn. Nong hậu môn là phương pháp giúp hậu môn của người bệnh được giãn rộng ra mà không cần can thiệp phẫu thuật. Lúc này, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ nong được bôi trơn đưa từ từ vào hậu môn người bệnh và rút ra sau khoảng vài giây.
Nong hậu môn thường được thực hiện 2 lần mỗi ngày, kéo dài liên tục trong khoảng vài tuần. Sau khoảng 1 tuần, bác sĩ chuyển sang dụng cụ nong lớn hơn, giúp người bệnh thích nghi dần dần, đến khi đạt được kích thước phù hợp. Phương pháp này rất phù hợp cho bệnh nhi. Thời điểm nong hậu môn sau phẫu thuật 7-14 ngày.
Đa phần trẻ gặp phải dị tật về hậu môn trực tràng đều cần được phẫu thuật để điều trị.
3. Bệnh hẹp hậu môn ở trẻ em có chữa khỏi được không?
Đa phần trẻ gặp phải dị tật về hậu môn trực tràng đều cần được phẫu thuật để điều trị. Hiện nay, với sự phát triển của y học, nhiều phương pháp chẩn đoán, phẫu thuật, điều trị sau mổ đã được ứng dụng và mang lại kết quả tốt cho nhóm bệnh nhân này.
Tuy nhiên, để đảm bảo chức năng hậu môn hoạt động tốt suốt cuộc đời thì người bệnh phải tuân thủ điều trị, theo dõi, tái khám…
4. Những chú ý quan trọng đối với bệnh hẹp hậu môn ở trẻ em
Hẹp hậu môn là một dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa với tỉ lệ 1/5.000, tỉ lệ 3/1 xảy ra ở bé trai so với bé gái.
Trẻ sơ sinh bị hẹp hậu môn còn có thể mặc phải các dị tật khác như dị tật thận hoặc đường tiết niệu, cột sống bất thường, dị tật khí quản, dị tật thực quản, dị tật tay và chân, hội chứng Down, bệnh Hirschsprung (phình đại tràng bẩm sinh), hẹp tá tràng, dị tật tim bẩm sinh.
Hầu hết các trường hợp được điều trị phẫu thuật để mở lỗ hậu môn bị tắc. Tùy thuộc vào các yếu tố như mức độ, tình trạng, vị trí và nguyên nhân hẹp của hậu môn, bác sĩ phẫu thuật sẽ chọn phương pháp phù hợp.
Sau phẫu thuật, việc quan trọng là tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để chăm sóc vết thương một cách đúng đắn. Các biện pháp chăm sóc và theo dõi sức khỏe cũng như khả năng phục hồi sau khi trẻ đã trải qua phẫu thuật hẹp hậu môn cụ thể như:
Tái khám định kỳ để theo dõi sức khỏe của trẻ. Thay đổi chế độ ăn uống và mức độ hoạt động của trẻ, đồng thời tạo cho trẻ thói quen vệ sinh phù hợp để phòng táo bón hoặc vấn đề đi phân không tự chủ. Hỗ trợ trẻ học cách sử dụng hậu môn giả. Kích thích thần kinh ruột bằng một số thiết bị chuyên dụng. Nếu cần, thực hiện thêm phẫu thuật để cải thiện khả năng kiểm soát ruột.
Hẹp hậu môn là bệnh lý gây ra những dấu hiệu khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần chú ý tới vấn đề vệ sinh của con. Nếu có dấu hiệu bất thường như táo bón, chướng bụng, ói mửa, đại tiện khó khăn… cần đưa bé đến ngay các trung tâm y tế uy tín có chuyên khoa để được điều trị sớm tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với trẻ.
5. Chi phí khám chữa bệnh
Chẩn đoán trước sinh thông qua siêu âm thai giúp kiểm tra các dấu hiệu tắc nghẽn trong hệ thống tiêu hóa của thai cũng như nhận diện các bất thường khác ở thai nhi. Nếu thai nhi có lượng nước ối quá mức, có thể là dấu hiệu của hẹp hậu môn hoặc tắc nghẽn cơ quan khác trong đường tiêu hóa.
Chẩn đoán hẹp hậu môn ở trẻ sơ sinh thường được thực hiện ngay sau khi sinh qua các bước sau:
Kiểm tra lỗ hậu môn và dạ dày của trẻ, đặc biệt khi trẻ có dấu hiệu của chướng bụng. Thực hiện các xét nghiệm như chụp X-quang bụng, siêu âm bụng, siêu âm tim và nếu cần có thể chụp MRI để phát hiện các bất thường khác đi kèm.
Chi phí thăm khám, điều trị khi trẻ mắc hẹp hậu môn ở mỗi bệnh nhi khác nhau, ví dụ nếu phẫu thuật nội soi làm hậu môn nhân tạo phải hội chẩn thường chi phí 2.000.000-4.000.000 VNĐ, chi phí làm hậu môn nhân tạo 3.000.000-5.000.000 VNĐ, chi phí đóng hậu môn nhân tạo 4.000.000-5.000.000 VNĐ. Chi phí này còn thay đổi ở mỗi thời điểm và khác nhau giữa cơ sở y tế, có bảo hiểm y tế hay không.
BS Trần Văn Sơn
Nguồn SK&ĐS : https://suckhoedoisong.vn/cau-hoi-thuong-gap-lien-quan-den-hep-hau-mon-o-tre-em-169250412100427363.htm