Các u gastrin có kích thước nhỏ, gồm một hoặc nhiều u, cấu tạo bởi các tế bào không phải beta ở phần đầu hoặc đuôi tụy. Đôi khi chúng nằm lạc chỗ ở các vị trí khác như tá tràng, ruột, gan, túi mật,...
1. Đông y có chữa được hội chứng Zollinger-Ellison không?
Một số người mắc hội chứng Zollinger - Ellison có liên quan đến bệnh đa u tuyến nội tiết loại 1. Đây là hội chứng di truyền nhiễm sắc thể theo gen trội. Người mắc hội chứng này thường xuất hiện nhiều khối u ở các tuyến nội tiết, trong đó có các khối u gastrin ở tuyến tụy. Vì vậy, đông y không chữa được hội chứng Zollinger-Ellison. Tuy nhiên, đông y có nhiều bài thuốc hỗ trợ cải thiện triệu chứng của bệnh này.
2. Các phương pháp điều trị hội chứng Zollinger-Ellison
Tùy từng cá nhân mà các bác sĩ chỉ định cho phù hợp, nguyên tắc điều trị hội chứng Zollinger - Ellison chủ yếu là điều trị biến chứng bằng thuốc và phẫu thuật cắt bỏ các khối u.
Điều trị nội khoa
Điều trị hội chứng Zollinger-Ellison chủ yếu giải quyết các khối u tăng tiết hormone cũng như điều trị các vết loét mà chúng gây ra.
Điều trị nội khoa bằng thuốc ức chế bơm proton là thuốc thuốc giảm tiết axit được khuyến cáo điều trị đầu tay trong việc kiểm soát sản xuất axit dư thừa. Đây là loại thuốc giảm tiết axit rất hiệu quả trong hội chứng Zollinger-Ellison.
Các triệu chứng có thể gặp của hội chứng Zollinger - Ellison là đau bụng, tiêu chảy.
Thuốc ức chế bơm proton làm giảm mạnh axít bằng cách ngăn chặn hoạt động của các "máy bơm" nhỏ trong các tế bào thành tiết axít ở dạ dày. Các loại thuốc thường được kê đơn bao gồm rabeprazole, lansoprazole, pantoprazole, esomeprazole và omeprazole.
Theo cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), sử dụng lâu dài các thuốc ức chế bơm proton theo toa, đặc biệt là ở những người trên 50 tuổi, có liên quan đến tăng nguy cơ gãy xương hông, cổ tay và cột sống. Nguy cơ này là rất thấp nên cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi sử dụng các loại thuốc này lâu dài.
Thuốc Octreotide (Sandostatin), đây là một loại thuốc tương tự như hormone somatostatin, có thể chống lại tác dụng của gastrin nên có thể được sử dụng để điều trị.
Điều trị ngoại khoa
Đối với khối u, phẫu thuật loại bỏ trong hội chứng Zollinger-Ellison đòi hỏi bác sĩ phẫu thuật lành nghề vì các khối u thường nhỏ và khó xác định vị trí. Nếu chỉ có một khối u, bác sĩ có thể loại bỏ nó bằng phẫu thuật, nhưng nếu có nhiều khối u hoặc khối u đã lan đến gan thì phẫu thuật có thể không phải là một lựa chọn đầu tay mà thay vào đó bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn sử dụng các phương pháp khác thay thế hay phối hợp để điều trị.
Mặt khác, ngay cả khi bạn có nhiều khối u, bác sĩ vẫn có thể khuyên bạn phẫu thuật để loại bỏ khối u lớn nhất và phối hợp các phương pháp khác để điều trị các khối u còn lại sau.
Trong một số phương pháp điều trị để kiểm soát sự phát triển của khối u, bao gồm:
Phẫu thật loại bỏ càng nhiều khối u gan càng tốt
Cố gắng tiêu diệt khối u bằng cách tắc mạch máu cung cấp khối u hay dùng sống cao tần để tiêu diệt các tế bào ung thư (RFA). Tiêm thuốc vào khối u để giảm các triệu chứng ung thư. Sử dụng hóa trị liệu để cố gắng làm chậm sự phát triển của khối u.
Điều trị ghép gan
Trong một số trường hợp người bệnh cần phẫu thuật cắt bỏ khối u gastrin hoặc xử lý các vết loét dạ dày tá tràng. Khoảng 50% bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật có thể khỏi bệnh. Nếu khối u ác tính cần bức xạ và hóa trị để điều trị và chống di căn. Việc cắt dây thần kinh phế vị sẽ giúp việc dùng thuốc chống tăng tiết acid dạ dày đem lại tác dụng tốt hơn.
3. Hội chứng Zollinger-Ellison có phòng ngừa được không?
Hiện nay, các nguyên nhân gây Zollinger Ellison còn chưa được làm rõ nên chưa có phương pháp nào giúp phòng ngừa hội chứng này hoàn toàn. Chúng ta có thể nâng cao miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách xây dựng lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học. Nếu trong gia đình có người thân mắc hội chứng này, việc tầm soát sức khỏe định kỳ của những người khác vô cùng quan trọng.
4. Những chú ý quan trọng đối với hội chứng Zollinger-Ellison
Hội chứng Zollinger-Ellison khiến bệnh nhân có nhiều hơn một khối u gastrin nằm trong hệ tiêu hóa. Hầu hết trường hợp bệnh nhân mắc hội chứng này đều khởi phát từ tá tràng và tụy. Các vị trí khác cũng có thể xuất hiện ở gan, túi mật, phần nang lympho ở trong ruột hay hạch bạch huyết ở quanh tụy.
Loại u gặp trong hội chứng Zollinger Ellison có tên là u gastrin vì chúng tiết ra chất gastrin và hormon kích thích dạ dày tiết dịch vị. Đây chính là những thành phần gây loét dạ dày tá tràng. Theo thống kê, hơn nửa số bệnh nhân mắc hội chứng này có các khối u gastrin ác tính. Và cũng không ít trong số đó, khối u đã di căn đến nhiều bộ phận khác bên trong cơ thể. Hội chứng ZE phổ biến ở nam giới và có thể gặp phải ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, độ tuổi có nguy cơ cao nhất là nam giới từ 20 đến 50 tuổi.
Hiện nay, các nguyên nhân gây Zollinger Ellison còn chưa được làm rõ nên chúng ta có thể nâng cao miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách xây dựng lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học. Nếu trong gia đình có người thân mắc hội chứng này, việc tầm soát sức khỏe định kỳ của những người khác vô cùng quan trọng.
Bên cạnh đó, cần gặp bác sĩ khi bị đau dai dẳng, nóng rát, khó chịu ở bụng trên kéo dài, đặc biệt nếu bị buồn nôn, nôn và tiêu chảy mạn tính, hay bị loét dạ dày tá tràng nghiêm trọng, tái phát, đặc biệt khi không đáp ứng với điều trị thông thường.
Cho bác sĩ biết nếu sử dụng các loại thuốc ức chế tiết axít không kê đơn như omeprazole, cimetidine trong thời gian dài. Những loại thuốc này có thể che giấu các triệu chứng điều này có thể trì hoãn chẩn đoán bệnh.
Đi khám bác sĩ ngay nếu có các dấu hiệu báo động như chảy máu tiêu hóa, nôn ra máu hay đi tiêu ra máu, tiêu phân đen, chán ăn, sụt cân.
5. Chi phí khám chữa bệnh
Để chẩn đoán hội chứng Zollinger-Ellison thì bác sĩ ngoài việc thăm khám và hỏi các triệu chứng của bệnh sẽ có thể cho bạn làm thêm các xét nghiệm sau. Xét nghiệm máu; Nội soi đường tiêu hóa trên; Nội soi dạ dày, tá tràng.
Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh. Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm hình ảnh như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI) hay chụp PET-CT. Ngoài ra có thể sử dụng các kỹ thuật hình ảnh như chụp hạt nhân gọi là xạ hình với thụ thể somatostatin, xét nghiệm này sử dụng máy theo dõi phóng xạ để giúp xác định vị trí khối u chính xác hơn.
Chính vì vậy, ở từng bệnh nhân cụ thể thì chỉ định khác nhau nên chi phí cũng khác nhau, nếu chỉ nội soi tiêu hóa trên có chi phí dao động từ 1.100.000 - 1.300.000 VNĐ nếu chụp cắt lớp vi tính (CT) có giá dao động 1.200.000 – 1.700.000VNĐ, các chi phí này còn có sự khác biệt tại cơ sở khám chữa bệnh, bệnh nhân có bảo hiểm y tế hay không.
BS Nguyễn Văn Long