Cây cổ thụ quý hiếm 1.100 tuổi - 'báu vật' của Việt Nam, được người bản địa tìm mọi cách bảo vệ

Cây cổ thụ quý hiếm 1.100 tuổi - 'báu vật' của Việt Nam, được người bản địa tìm mọi cách bảo vệ
một ngày trướcBài gốc
Theo chia sẻ của ông Trần Văn Tình – Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm Cổng Trời, Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà được xem là “nóc nhà Tây Nguyên” với đỉnh Bidoup cao 2.287m so với mực nước biển.
Ảnh: Báo Nông Nghiệp
Tại đây có khoảng 2.077 loài thực vật có mạch, 131 loài thú, 304 loài chim, 15 loài hạt trần, 302 loài lan,… Đây còn là một trong 221 vùng chim quan trọng của thế giới, là vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Langbiang và là Vườn di sản ASIAN.
Đáng chú ý, tại “Cổng Trời” - Vườn Quốc gia Bidoup có cây thông 2 lá dẹt 1.100 tuổi, thuộc quỹ gene thực vật rừng quý hiếm thế giới và chỉ có duy nhất ở Việt Nam. Cây cổ thụ được người K’Ho, Lạch, Cil bản địa xem là “cây thần linh”, nơi trú ngụ của thần linh. Vì vậy, “cây thần linh” luôn được người dân tộc thiểu số bản địa cũng như lực lượng kiểm lâm bảo vệ nghiêm ngặt.
Ảnh: Báo Nông Nghiệp
Được biết, chu vi gốc thông 2 lá dẹt lên đến 7,3 mét, phải mất đến 7 người ôm mới hết. Đặc biệt, phần rễ cây thông trải qua hàng ngàn năm đã lan ra rất rộng, tạo thành những hang hốc bên dưới rất bí ẩn.
“Tôi chưa bao giờ thấy được gốc cây nào to như thế này, trên thân cây xù xì của cây thần linh rêu bám xanh ri, chưa kể các loại phong lan rừng đang phát triển rất tốt trên các nhánh cây. Đây đúng là báu vật của Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà nói riêng và của Việt Nam nói chung”,du khách chia sẻ.
Ảnh: Báo Nông Nghiệp
Những cây thông đều được kiểm lâm đánh số nhằm thống kê, bảo vệ nghiêm ngặt trước tình trạng bị đe dọa tuyệt chủng do môi trường sống là rừng tự nhiên bị thu hẹp.
Trên con đường tiếp tục dẫn vào cây thông 2 lá dẹt 1.100 tuổi còn có rất nhiều cây thông 2 lá dẹt khác, nhưng có độ tuổi khoảng 500 năm. Những cây thông này cũng phải mất 3 - 4 người ôm mới hết vòng. Thân cây thẳng đứng, cao vút đâm qua tán rừng để đón ánh nắng mỗi ngày.
Để đến được Vườn Quốc gia Bidoup, du khách cần chuyển ra vùng ngoại ô TP.Đà Lạt. Diu chuyển khoảng 2km theo đường Trường Sơn Đông, bạn sẽ đến được con đường mòn để dẫn vào khu vực có quần thể thông hai lá dẹt đang vươn mình lên đón nắng.
Theo Sở hữu trí tuệ
Nguồn Doanh Nghiệp : https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/cay-co-thu-quy-hiem-1-100-tuoi-bau-vat-cua-viet-nam-duoc-nguoi-ban-dia-tim-moi-cach-bao-ve/20250106075456242