CBBank đổi tên thành Ngân hàng Ngoại thương Công nghệ số (VCBNeo)

CBBank đổi tên thành Ngân hàng Ngoại thương Công nghệ số (VCBNeo)
4 giờ trướcBài gốc
Việc đổi tên được thực hiện theo Quyết định số 30/QĐ-TTGSNH1 ngày 17/01/2025 của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi nội dung giấy phép hoạt động của Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam (CB). Theo đó, từ ngày 17/01/2025, Ngân hàng Xây dựng chính thức hoạt động với tên gọi mới.
Ngân hàng Xây dựng đổi tên thương hiệu mới.
Tên đầy đủ: Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Ngoại thương Công nghệ số; Tên đầy đủ bằng Tiếng Anh: Vietcombank Neo Limited; Tên viết tắt: VCBNeo; Tên gọi mới viết tắt của Ngân hàng Xây dựng
Vietcombank vừa qua cũng đã kiện toàn bộ máy lãnh đạo với việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Tuân - Chủ tịch HĐTV CBBank giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Vietcombank kể từ ngày 16/01/2025. Đồng thời, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Thành viên HĐQT Vietcombank được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên (kiêm nhiệm) CB kể từ ngày 16/01/2025.
Đồng thời, Vietcombank đã công bố các quyết định cử biệt phái công tác, bổ nhiệm Ban lãnh đạo CB các quyết định chỉ định bí thư, điều động, bổ nhiệm nhân sự giám đốc một số chi nhánh và lãnh đạo một số đơn vị Trụ sở chính Vietcombank. Cử biệt phái ông Nguyễn Anh Tuấn - Giám đốc Vietcombank Thái Nguyên đến công tác tại CB và bổ nhiệm giữ chức vụ Thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc CB kể từ ngày 16/1/2025; Cử biệt phái ông Nguyễn Thành Đô - Trưởng phòng Công nợ Trụ sở chính Vietcombank đến công tác tại CB và bổ nhiệm giữ chức vụ Trưởng ban kiểm soát CB kể từ ngày 16/1/2025.
Trước đó, ngày 17/10/2024, Vietcombank chính thức nhận chuyển giao ngân hàng 0 đồng CB. Sau khi được chuyển giao bắt buộc, CB là Ngân hàng Thương mại TNHH MTV do Vietcombank sở hữu 100% vốn điều lệ. Hiện, Ngân hàng Nhà nước đã chuyển giao xong 3 ngân hàng 0 đồng và 1 yếu kém theo đúng kế hoạch đề ra. Trong đó, CBBank về Vietcombank, OceanBank (tên viết tắt mới là MBV) về MBB, GPBank về VPBank và DongA Bank về HDBank.
THÔNG CÁO BÁO CHÍ
Ngày22.01.2025
Nội dung: Kết quả kinh doanh năm 2024
ACB TIẾP TỤC GIA TĂNG THỊ PHẦN, DUY TRÌ CÁC CHỈ SỐ HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN CAO TRONG NĂM 2024
(TP.HCM) – Năm 2024, ACB đã tập trung thực hiện chiến lược gia tăng quy mô và thị phần, đem đến một số thay đổi nhằm tiếp tục khẳng định vị thế ngân hàng mạnh trong nhóm ngân hàng thương mại cổ phần. Sự tăng trưởng đồng bộ cả về tín dụng và huy động đã góp phần củng cố hiệu quả kinh doanh cũng như cho thấy mức độ an toàn trong các chỉ số tài chính của ngân hàng.
Liên tục tăng trưởng thị phần
Trong năm 2024, quy mô tín dụng của ACB đạt 581 nghìn tỷ đồng, tăng 19,1% so với năm trước, liên tiếp 9 năm vượt trên mức trung bình của ngành. Tăng trưởng nhanh nhưng ACB vẫn duy trì được chất lượng tài sản hàng đầu với tỷ lệ nợ xấu chỉ ở mức 1,51% – một trong những tỷ lệ thấp trong ngành. Với hướng đi chiến lược gia tăng quy mô kết hợp quản trị rủi ro thận trọng, ACB đã tạo nên nền tảng vững chắc để tiếp tục phát triển.
Tổng quy mô huy động của ACB trong năm 2024 gồm tiền gửi khách hàng và giấy tờ có giá đạt 639 nghìn tỷ đồng, tăng 19,4% so với năm 2023, phù hợp với tốc độ tăng trưởng tín dụng. Tỷ lệ CASA cải thiện từ 22,9% của năm 2023 lên 23,3% vào năm 2024, giúp ACB tăng lợi thế cạnh tranh, tăng hiệu quả kinh doanh thông qua gia tăng nguồn vốn chi phí thấp.
Đầu tư mạnh mẽ cho chuyển đổi số trong giai đoạn 2019 – 2024, ACB đã phát triển Ngân hàng số ACB ONE thành kênh kinh doanh trọng yếu song song với ngân hàng truyền thống. Nhờ đó ACB đã mở rộng thêm kênh huy động và thu hút thêm tệp khách hàng mới, gia tăng thị phần. ACB đạt được mức tăng trưởng kép với tỷ lệ số lượng giao dịch online tăng 98% cùng giá trị giao dịch online tăng 75% trong giai đoạn này.
ACB vẫn đáp ứng tốt các quy định về an toàn tài chính trong khi tăng trưởng mạnh về quy mô: tỷ lệ LDR 78%, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn 18,8%. Tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất CAR trên 12%, vượt yêu cầu tối thiểu 8% theo quy định của NHNN. Hệ số rủi ro bình quân đối với tài sản có được kiểm soát ở mức ~70%, thuộc nhóm thấp nhất trong hệ thống các ngân hàng thương mại.
Hiệu quả kinh doanh bền vững
Lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt hơn 21 nghìn tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2023. Đây là kết quả phù hợp với chiến lược tăng trưởng quy mô, đầu tư thúc đẩy gia tăng thị phần cùng với việc ACB đã tích cực thực hiện các giải pháp linh hoạt như giảm lãi suất cho vay hỗ trợ nền kinh tế, đồng hành cùng khách hàng vượt qua khó khăn theo định hướng của NHNN trong năm qua.
Trong đó, thu nhập từ lãi tăng 11,4% nhờ tăng trưởng quy mô tín dụng, trong khi thu nhập từ phí dịch vụ tăng 10,8% nhờ đa dạng các nguồn thu phí. Tỷ lệ CIR được kiểm soát tốt, giảm xuống còn 32,5%. ROE đạt 22%, thuộc nhóm cao nhất ngành, cho thấy khả năng sinh lời và hiệu quả sử dụng vốn của ACB đạt mức tốt.
Nhìn lại giai đoạn chiến lược 2019-2024, lợi nhuận trước thuế của ACB đã tăng gần gấp 3 lần trong vòng 5 năm trong khi tỷ lệ ROE liên tục giữ ở mức 22-25%, khẳng định đà tăng trưởng bền vững.
ACBS đóng góp tích cực vào kết quả tập đoàn
ACBS là một phần quan trọng trong hệ sinh thái tài chính của ACB và đóng góp tích cực vào kết quả kinh doanh của tập đoàn. Năm 2024, ACBS ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 839 tỷ, tăng trưởng 72% so với năm 2023. Sự tăng trưởng đến từ các hoạt động kinh doanh cốt lõi, trong đó dư nợ cho vay margin tăng 90% so với 2023, đạt 8,7 nghìn tỷ đồng.
ACBS sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cấp sản phẩm, đồng thời phối hợp chặt chẽ với ACB trong việc bán chéo sản phẩm để gia tăng giá trị cho khách hàng trong thời gian tới.
Thùy Vinh
Nguồn Đầu Tư : https://baodautu.vn/cbbank-doi-ten-thanh-ngan-hang-ngoai-thuong-cong-nghe-so-vcbneo-d241975.html