Đồng tiền ruble của Nga. Ảnh minh họa: Getty Images/TTXVN
Các ý kiến phản đối cho rằng việc chuyển giao tài sản đóng băng của Moskva cho Kiev sẽ khiến EU mất đi đòn bẩy trong các cuộc đàm phán với Nga.
Một nhà ngoại giao cho biết nhiều quốc gia EU, trong đó có Pháp, Đức, Italy và Tây Ban Nha, phản đối việc tịch thu tài sản của Nga. Trong khi đó, các nước khu vực Bắc Âu, Baltic cùng Ba Lan và Séc ủng hộ động thái này.
Cùng ngày, Ngoại trưởng Anh David Lammy cũng khuyến nghị châu Âu chuyển từ biện pháp phong tỏa sang tịch thu tài sản của Nga. Phát biểu trước Quốc hội, ông Lammy cho rằng đây là vấn đề mà bất kỳ chính phủ nào có thể hành động đơn phương mà không cần sự phối hợp với các đồng minh châu Âu.
Sau khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, EU và Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đã phong tỏa khoảng 300 tỷ euro (315 tỷ USD) của Ngân hàng Trung ương Nga.
* Cũng trong ngày 25/2, theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc gia (Quốc hội) Slovakia Andrej Danko tuyên bố nếu Đức cùng Pháp và Mỹ đòi lại tiền viện trợ, Ukraine cũng sẽ phải trả lại Slovakia 3,5 tỷ euro (3,68 tỷ USD) tương ứng các khoản hỗ trợ mà quốc gia Trung Âu này đã chuyển cho họ.
Theo số liệu công khai trên truyền thông Slovakia, kể từ tháng 2/2022, nước này đã cung cấp cho Ukraine các khoản viện trợ trị giá 3,48 tỷ euro, tương đương khoảng 3,22% GDP của Slovakia. Phần lớn trong số này, khoảng 2,77 tỷ euro, được chi cho việc hỗ trợ người tị nạn Ukraine tại Slovakia. Trong khi đó, giá trị viện trợ quân sự ước tính là 690 triệu euro.
Ngọc Biên - Minh Tâm (TTXVN)