Châu Âu 'giật mình' khi hệ thống cảng biển trọng yếu nằm trong tay Trung Quốc

Châu Âu 'giật mình' khi hệ thống cảng biển trọng yếu nằm trong tay Trung Quốc
7 giờ trướcBài gốc
Một điều đáng ngạc nhiên vừa được tiết lộ đó là các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu chỉ mới nhận ra hệ thống cảng biển quan trọng của họ đã được các doanh nghiệp của Trung quốc mua lại gần như toàn bộ.
Ủy viên phụ trách giao thông của châu Âu - ông Apostolos Tzitzikostas phát biểu với các nhà lãnh đạo EU vào hôm 8/5 rằng Liên minh phải "xem xét lại vấn đề an ninh và chú ý hơn đến sự hiện diện của nước ngoài".
Với diễn biến mới nhất, đây là một trong những tín hiệu rõ ràng từ Brussels cho thấy khoản đầu tư từng được coi là vô hại, thậm chí mang tới lợi ích từ Trung Quốc giờ đây bắt đầu bị xem là mối đe dọa.
Một nghiên cứu gần đây của Ủy ban Quốc phòng Liên minh châu Âu đã nêu bật những lo ngại và đưa ra ý tưởng kiểm soát chặt chẽ hơn quyền sở hữu nước ngoài đối với “cơ sở hạ tầng giao thông quan trọng”.
Những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh của Trung Quốc bao gồm COSCO và China Merchants cùng với Hutchison có trụ sở tại Hồng Kông hiện sở hữu cổ phần tại hơn 30 cảng biển trên khắp châu Âu.
Sự lo ngại còn được thể hiện trong bản dự thảo tài liệu của Nghị viện châu Âu, trong đó kêu gọi ban hành những quy định chặt chẽ hơn như một phần của đợt đánh giá sắp tới về các quy tắc sàng lọc đầu tư nước ngoài của EU.
Những bước đi trên có thể giúp châu Âu giúp có thể thu hồi một phần từ những chủ sở hữu hiện tại đối với các cơ sở hạ tầng cảng biển giữ vai trò quan trọng với hoạt động thương mại và đưa chúng trở lại quyền kiểm soát của các nước thành viên EU.
Để thực hiện kế hoạch, EU bắt đầu một chiến dịch tuyên truyền toàn diện để chuẩn bị. Ví dụ như tại Brussels, họ nói rằng COSCO không hoạt động như một doanh nghiệp tham gia thị trường thông thường mà đang nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền Trung Quốc.
Các quan chức EU tin rằng sự hiện diện ngày rộng rãi của COSCO tại hệ thống cảng biển trên đất châu Âu không chỉ làm mất chủ quyền về kinh tế mà còn để lộ điểm yếu chiến lược, cảnh báo này cũng bắt đầu lan sang các nhà lãnh đạo khối.
Tình hình sắp tới có thể thay đổi khi dưới áp lực từ Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm đưa các công ty có liên quan đến Trung Quốc ra khỏi Kênh đào Panama khiến châu Âu cũng muốn áp dụng tư tưởng trên.
Hiện tại đang có một làn sóng đàm phán để mua lại hệ thống cơ sở hạ tầng cảng biển trên toàn thế giới từ tay những doanh nghiệp Trung Quốc, bao gồm 14 cảng ở châu Âu với giá 23 tỷ USD cho một liên doanh do BlackRock đứng đầu, bao gồm cả Mediterranean Shipping Company.
Mặc dù vậy kế hoạch đã bị đình trệ vào tháng 3 năm nay sau khi Bắc Kinh can thiệp. Bất chấp điều này, các nhà lãnh đạo EU vẫn đang cố gắng kiểm soát lại cơ sở hạ tầng cảng biển nhằm từng bước lấy lại "chủ quyền thương mại".
Việt Dũng
Theo Avia/Reporter
Nguồn ANTĐ : https://anninhthudo.vn/chau-au-giat-minh-khi-he-thong-cang-bien-trong-yeu-nam-trong-tay-trung-quoc-post611705.antd