Ảnh: Internet
Tờ Financial Times dẫn lời các quan chức từ Ủy ban Châu Âu (EC) cho biết, phương án hàng đầu là tuyên bố bất khả kháng.
"Nếu toàn bộ ý tưởng là không trả tiền cho Nga, thì việc trả tiền bồi thường sẽ làm suy yếu toàn bộ mục đích", một quan chức giấu tên EC nói với FT.
Liên minh Châu Âu thấy khá khó để ngừng nhập khẩu khí đốt của Nga. Trong khi lưu lượng khí đốt qua đường ống đã bị đóng, đặc biệt là sau sự cố Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream) và thỏa thuận trung chuyển với Ukraine hết hạn, thì lượng khí đốt LNG nhập khẩu từ Nga đã tăng vọt, bất chấp nỗ lực của các quan chức EU nhằm giảm lượng khí đốt này và cuối cùng là ngừng nhập khẩu bất kỳ loại hydrocarbon nào của Nga.
Báo cáo của FT được đưa ra khi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp ở Châu Âu bắt đầu ám chỉ rằng họ không phản đối việc thực sự tăng nguồn cung khí đốt của Nga cho lục địa này.
“Nếu có một nền hòa bình ở Ukraine, chúng ta có thể quay lại với dòng chảy 60 tỷ mét khối, có thể là 70 tỷ mét khối, hàng năm, trong đó có LNG,” Phó chủ tịch điều hành của Engie, Didier Holleaux, cho hay.
Trên thực tế, “Châu Âu sẽ không bao giờ quay lại nhập khẩu 150 tỷ mét khối từ Nga như trước chiến tranh... nhưng có thể là 70 bcm,” Giám đốc điều hành của TotalEnergies, Patrick Pouyanne, cho biết. Ông cũng nhấn mạnh: “Chúng ta cần đa dạng hóa, nhiều tuyến đường, không nên quá phụ thuộc vào một hoặc hai tuyến”, cho rằng việc EU ăn mừng LNG của Mỹ sắp thay thế khí đốt đường ống của Nga thực sự là khá sớm.
“Việc mở lại đường ống sẽ giúp giảm giá nhiều hơn bất kỳ chương trình trợ cấp nào hiện nay,” người đứng đầu một trong những trung tâm hóa chất lớn nhất của Đức nói với Reuters, ám chỉ đến các đường ống của Nga.
Được biết, rất nhiều Giám đốc điều hành các doanh nghiệp Châu Âu đồng ý rằng việc quay trở lại với khí đốt giá rẻ của Nga là rất cấp thiết.
Bình An