Chuyển động này diễn ra giống như các dịch chuyển địa chất cổ xưa của Trái đất, chẳng hạn như sự phân mảnh của siêu lục địa Pangea vào khoảng 230 triệu năm trước. Các hóa thạch như của Cynognathus, một sinh vật thời tiền sử từng được tìm thấy ở cả châu Phi và Nam Mỹ, ủng hộ các lý thuyết cho rằng các lục địa này đã từng hợp nhất.
Hệ thống Đứt gãy Đông Phi (EARS), trải dài qua các quốc gia như Kenya, Tanzania và Ethiopia, là trung tâm của sự phân chia lục địa này.
Một vết nứt lớn sâu 15 mét và rộng 20 mét xuất hiện ở Thung lũng Rifts của Keyna hồi năm 2018. Ảnh: AFP
Trong 25 triệu năm qua, một sự chia tách dần dần đã mở rộng trong mảng kiến tạo châu Phi, tạo ra hai phần riêng biệt: mảng Nubian ở phía tây và mảng Somalia ở phía đông. Theo thời gian, vết nứt này có thể sẽ cho phép nước biển chảy vào, hình thành một đại dương mới giữa các khối đất liền tách biệt.
Hình ảnh khác về sự đứt gãy ở Kenya hồi năm 2018. Ảnh: Reuters
Nhà địa chất David Adede nhấn mạnh rằng Đới tách giãn Đông Phi có lịch sử phong phú về hoạt động kiến tạo và núi lửa. Trong khi chuyển động bề mặt bị hạn chế, các dịch chuyển đang diễn ra sâu bên trong lớp vỏ Trái đất tạo ra các khu vực yếu có thể một ngày nào đó nổi lên bề mặt.
Đây là hình ảnh châu Phi có thể trông như thế nào trong hàng triệu năm nữa. Ảnh đồ họa: GI
Nhà nghiên cứu Stephen Hicks cho rằng sự hình thành của một vết nứt đáng chú ý ở Kenya là do xói mòn đất từ những trận mưa gần đây, cho thấy sự phát triển này có thể không liên quan trực tiếp đến các lực kiến tạo. Tuy nhiên, Lucía Pérez Díaz thừa nhận rằng hoạt động địa chất có thể liên quan đến một đường đứt gãy trong đới tách giãn, mặc dù nguyên nhân chính xác của nó vẫn đang được nghiên cứu.
Tại những sa mạc rộng lớn của Ethiopia, một hiện tượng đáng chú ý đã âm thầm diễn ra kể từ năm 2005 - một vết nứt dài 35 dặm được gọi là Đới tách giãn Đông Phi. Ảnh: Reuters
Theo National Geographic, tương lai của châu Phi có thể có một khối đất mới, với mảng Somali trôi ra khỏi mảng Nubian, tạo thành một khối đất tương tự như Madagascar. Mặc dù sự chuyển đổi này sẽ diễn ra trong hàng triệu năm, nhưng cảnh quan đang tiến hóa của Đông Phi sẽ tiếp tục thu hút các nhà địa chất đến nghiên cứu, và có thể định hình lại địa lý Trái đất.
Một ngày nào đó, lục địa châu Phi sẽ được chia làm hai. Ảnh: Getty
Hoàng Anh (theo gadgets360, National Geographic, Wion)