Chỉ với những thay đổi nhỏ trong thói quen hàng ngày, người bệnh có thể cải thiện đáng kể tình trạng này và cảm nhận cơ thể nhẹ nhõm, dễ chịu hơn.
1. Ăn uống khoa học và cân đối
Ăn uống khoa học giúp cơ thể luôn nhẹ nhõm.
Duy trì khẩu phần ăn hợp lý với tỷ lệ cân bằng giữa carbohydrate, protein và chất béo giúp hạn chế những đợt tăng đường huyết đột ngột. Những dưỡng chất đa lượng này đóng vai trò hỗ trợ tiêu hóa và duy trì lượng đường ổn định trong máu.
Người có đường huyết cao nên ưu tiên các thực phẩm tiêu hóa chậm như hạt quinoa, đậu, các loại hạt, thịt nạc, trái cây tươi, sữa và những món giàu chất xơ.
2. Duy trì vận động đều đặn
Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả. Những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ hoặc vận động vừa phải đều mang lại lợi ích tích cực. Đặc biệt, đi bộ ngắn sau bữa ăn đã được chứng minh có tác dụng ổn định lượng đường trong máu.
Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả.
Trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình luyện tập nào, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo lựa chọn hình thức vận động phù hợp.
3. Ưu tiên carbohydrate phức hợp
Carbohydrate đơn giản, có nhiều trong các thực phẩm như bánh mì trắng, gạo trắng hay ngũ cốc chế biến sẵn, dễ khiến đường huyết tăng nhanh do hấp thu nhanh vào máu.
Để kiểm soát tốt hơn, nên thay thế bằng carbohydrate phức hợp từ yến mạch, đậu, gạo lứt hoặc bánh mì nguyên cám. Những thực phẩm này giúp quá trình hấp thu đường diễn ra chậm hơn, từ đó giữ mức đường huyết ổn định.
Kiểm soát đường huyết không nhất thiết phải bắt đầu từ những thay đổi lớn. Chỉ cần điều chỉnh hợp lý chế độ ăn uống, duy trì thói quen vận động và lựa chọn thực phẩm thông minh, người bệnh hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh và dễ chịu hơn mỗi ngày.
Quỳnh Hoa