Chỉ một câu nói về tài sản, tôi khiến 4 đứa con từng quên có 1 người cha lập tức ùa về 'báo hiếu'

Chỉ một câu nói về tài sản, tôi khiến 4 đứa con từng quên có 1 người cha lập tức ùa về 'báo hiếu'
7 giờ trướcBài gốc
Không báo hiếu, những đứa con từng khiến tôi kiêu hãnh còn xem tôi là gánh nặng
Tôi là một người cha 73 tuổi, sau cả đời bươn chải, tích góp, tôi chỉ mong đến lúc nghỉ hưu được sống bên con cháu, cùng quây quần mỗi dịp cuối tuần.
Nhưng đời không như mơ, bốn đứa con từng là niềm kiêu hãnh của tôi lại khiến trái tim tôi tan nát.
Tôi gọi điện, các con trả lời hời hợt, lấy lý do "bận" để tắt máy vội vàng. Những lần về thăm nhà, chúng đến rồi đi như một cơn gió.
Không ai nói thẳng ra rằng tôi là gánh nặng, nhưng mọi hành động đều cho tôi hiểu: cha già này, không còn quan trọng trong cuộc sống của chúng nữa.
Tôi từng viện đủ lý do để bênh vực con, rằng chúng mệt, rằng công việc căng thẳng, rằng thời buổi khó khăn… cho đến ngày tôi nằm một mình trong bệnh viện, không bóng dáng người thân.
Lúc ấy, tôi hiểu rõ: tôi đã bị "bỏ quên".
Tôi cần các con hiểu rằng "báo hiếu" không phải là điều đến sau khi cha mẹ ra đi, mà phải là sự hiện diện, quan tâm mỗi ngày. Ảnh minh họa
Một quyết định khiến các con bàng hoàng quay về báo hiếu
Tôi không gào thét trách móc. Tôi âm thầm liên hệ luật sư và soạn thảo di chúc.
Tài sản cả đời tôi tích góp như nhà cửa, tiền tiết kiệm, cổ phần, lương hưu... tôi quyết định dành tặng cho các tổ chức từ thiện.
Tôi muốn phần còn lại của đời mình góp chút gì đó cho người yếu thế hơn, những người già neo đơn như tôi.
Với các con, tôi chỉ để lại lời nhắn: "Các con đủ giỏi để sống mà không cần đến tài sản của cha".
Khi hay tin, cả bốn đứa con lập tức tìm về. Chúng không còn vội vã rời đi như trước.
Chúng xin lỗi, thuyết phục, tìm cách khiến tôi thay đổi ý định. Nhưng tôi đã quyết.
Đây không phải hành động giận dỗi, mà là sự thức tỉnh. Tôi cần các con hiểu rằng "báo hiếu" không phải là điều đến sau khi cha mẹ ra đi, mà phải là sự hiện diện, quan tâm mỗi ngày.
Tôi tha thứ, nhưng không quên
Tôi thấy sự hối hận trong ánh mắt các con, tôi cảm nhận được nỗ lực của chúng khi dần thay đổi. Nhưng tôi cũng học cách sống cho mình, không kỳ vọng, không chờ đợi.
Tài sản tôi cho đi, tôi không lấy lại. Tình cảm tôi từng cho, cũng đã để lại phía sau.
Giờ đây, tôi sống bình yên hơn. Không phải vì các con đã quay về "báo hiếu", mà vì tôi đã nhẹ lòng, buông bỏ được những kỳ vọng từng khiến mình tổn thương.
Báo hiếu không phải khi cha mẹ lâm bệnh hay có di chúc
Câu chuyện của tôi có thể là tiếng chuông cảnh tỉnh cho những người làm con: đừng để đến lúc cha mẹ tuyên bố "chia tài sản" mới vội vàng quay về hỏi han.
Báo hiếu không nằm ở số tiền sẽ nhận, mà nằm ở từng cuộc gọi, từng cái ôm, từng bữa cơm quây quần.
Sự có mặt của con cái đúng lúc và đủ đầy yêu thương chính là tài sản quý giá nhất mà cha mẹ mong chờ.
Bách Hợp (t/h)
Nguồn GĐ&XH : https://giadinh.suckhoedoisong.vn/chi-mot-cau-noi-ve-tai-san-toi-khien-4-dua-con-tung-quen-co-1-nguoi-cha-lap-tuc-ua-ve-bao-hieu-172250714150044866.htm