Gần 143.000 tỉ đồng chi trả cho hơn 186 triệu lượt khám chữa bệnh BHYT trong năm 2024. Ảnh: Minh Thảo
Trong năm qua, Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam và ngành y tế đã phối hợp chặt chẽ với ngành y tế để tháo gỡ những khó khăn trong việc triển khai chính sách BHYT, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia, TTXVN đưa tin.
Theo đó, việc giải quyết dứt điểm các khoản chi phí tồn đọng từ năm 2023 trở về trước đã tạo điều kiện cho các cơ sở khám chữa bệnh nâng cao năng lực chuyên môn, đầu tư trang thiết bị hiện đại, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và sự hài lòng của người bệnh.
Theo thống kê, năm 2024, cả nước có 186,2 triệu lượt khám chữa bệnh BHYT nội trú và ngoại trú, tăng 12,211 triệu lượt so với cùng kỳ năm 2023, số tiền đề nghị thanh toán là 142.985 tỉ đồng, tăng 18.685 tỉ đồng so với năm 2023.
BHXH Việt Nam đã chủ động chỉ đạo, giám sát chặt chẽ việc kiểm soát chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại các địa phương, thường xuyên tổ chức các cuộc họp trực tuyến để đánh giá, phân tích tình hình và đưa ra các giải pháp điều chỉnh kịp thời, nhằm đảm bảo quyền lợi của người tham gia và nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ bảo hiểm.
Ngoài ra, với vai trò là cơ quan thực hiện chính sách BHYT, BHXH Việt Nam đã chủ động tham mưu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Luật BHYT, bảo đảm quyền lợi của người tham gia và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế.
Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT có hiệu lực từ ngày 1-7-2025 có nhiều điểm mới quan trọng giúp gia tăng quyền lợi và đơn giản hóa thủ tục, tạo thuận lợi hơn cho người tham gia BHYT.
Cụ thể, người bệnh mắc các bệnh hiếm, hiểm nghèo, cần phẫu thuật hoặc sử dụng kỹ thuật cao sẽ được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh, không cần chuyển cấp; trẻ em dưới 18 tuổi được mở rộng phạm vi hưởng lợi, bao gồm điều trị lác, tật khúc xạ; người từ 75 tuổi trở lên và người từ 70-75 tuổi thuộc hộ cận nghèo sẽ được hỗ trợ mức đóng BHYT.
Bình Dương