Chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 7 năm 2025

Chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 7 năm 2025
6 giờ trướcBài gốc
Phân định thẩm quyền chính quyền 2 cấp lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ GD&ĐT
Chính phủ ban hành Nghị định số 142/2025/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương hai cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ GD&ĐT.
Theo Nghị định, thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục, sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non công lập, dân lập, tư thục quy định tại khoản 1 Điều 4, khoản 1 Điều 6, khoản 2 Điều 7, khoản 2 Điều 8 và khoản 2 Điều 9 Nghị định số 125/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục do Chủ tịch UBND cấp xã thực hiện.
Thẩm quyền chuyển đổi đối với trường mầm non tư thục do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 Nghị định số 84/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục do Chủ tịch UBND cấp tỉnh thực hiện.
Thẩm quyền chuyển đổi đối với trường mầm non tư thục do nhà đầu tư trong nước đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 Nghị định số 84/2020/NĐ-CP do Chủ tịch UBND cấp xã thực hiện.
Thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường tiểu học công lập, tư thục quy định tại khoản 1 Điều 16, khoản 1 Điều 18, khoản 2 Điều 19, khoản 2 Điều 20 và khoản 2 Điều 21 Nghị định số 125/2024/NĐ-CP do Chủ tịch UBND cấp xã thực hiện.
Thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 26, khoản 1 Điều 28, khoản 2 Điều 29, khoản 2 Điều 30 và khoản 2 Điều 31 Nghị định số 125/2024/NĐ-CP do Chủ tịch UBND cấp xã thực hiện.
Thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông quy định tại khoản 1 Điều 26, khoản 2 Điều 30 và khoản 2 Điều 31 Nghị định số 125/2024/NĐ-CP do Chủ tịch UBND cấp tỉnh thực hiện.
Thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông quy định tại khoản 1 Điều 28 và khoản 2 Điều 29 Nghị định số 125/2024/NĐ-CP do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện.
Thẩm quyền chuyển đổi đối với trường tiểu học tư thục, trường trung học cơ sở tư thục và trường phổ thông tư thục có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở do nhà đầu tư trong nước đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định số 84/2020/NĐ-CP do Chủ tịch UBND cấp xã thực hiện.
Thẩm quyền chuyển đổi đối với trường trung học phổ thông tư thục, trường phổ thông tư thục có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông do nhà đầu tư trong nước đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động và cơ sở giáo dục phổ thông tư thục do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định số 84/2020/NĐ-CP do Chủ tịch UBND cấp tỉnh thực hiện.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
Ảnh minh họa/ITN.
Thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước của chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực giáo dục
Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 13/2025/TT-BGDĐT quy định về phân quyền, phân cấp và phân định thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước của chính quyền địa phương hai cấp trong lĩnh vực giáo dục.
Theo đó, các thẩm quyền do UBND cấp xã thực hiện gồm: Quản lý việc sử dụng phôi văn bằng, chứng chỉ và chịu trách nhiệm về việc cấp văn bằng, chứng chỉ; tổ chức tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài, gửi hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài được chấp nhận về Sở GD&ĐT đối với trường tiểu học; tổ chức thực hiện quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học;
Tổ chức tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài, gửi hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài được chấp nhận về Sở GD&ĐT đối với trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS; tổ chức thực hiện quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học;
Tổ chức tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài, gửi hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài được chấp nhận về Sở GD&ĐT đối với trường mầm non; tổ chức thực hiện quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non;
Thống kê, tổng hợp kết quả đánh giá trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích đối với các nhà trường thuộc thẩm quyền quản lý; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện đánh giá, xếp loại thể lực cho học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục thuộc quyền quản lý; tổ chức thực hiện quy định về chữ thập đỏ trong trường học;
Hướng dẫn, triển khai tổ chức hoạt động, sử dụng thư điện tử và cổng thông tin điện tử; đưa nội dung xây dựng, nâng cấp, quản lý, vận hành hệ thống thư điện tử, cổng thông tin điện tử vào kế hoạch công tác hằng năm; báo cáo kết quả triển khai tổ chức hoạt động, sử dụng thư điện tử và cổng thông tin điện tử quy định tại Thông tư số 37/2020/TT-BGDĐT; tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp hạng hoạt động hệ thống thư điện tử, cổng thông tin điện tử của các cơ sở giáo dục trực thuộc; công khai kết quả trên cổng thông tin điện tử;
Tổ chức thực hiện quy định về phòng học bộ môn; đánh giá và công nhận thư viện trường mầm non, tiểu học, THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học; tổ chức thực hiện quy định Quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông
Tổ chức thực hiện quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các trường tiểu học và trường THCS; hướng dẫn, đôn đốc việc triển khai báo cáo và quản lý dữ liệu thuộc phạm vi quản lý trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
Thông tư này hết hiệu lực kể từ ngày 1/3/2027 trừ các trường hợp Luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định, nghị quyết của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT có quy định về thẩm quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước, trình tự, thủ tục quy định tại Thông tư này thông qua hoặc ban hành kể từ ngày 1/7/2025 và có hiệu lực trước ngày 1/3/2027 thì quy định tương ứng trong Thông tư này hết hiệu lực tại thời điểm các văn bản quy phạm pháp luật đó có hiệu lực.
Trong thời gian các quy định của Thông tư này có hiệu lực, nếu quy định về thẩm quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước, trình tự, thủ tục trong Thông tư này khác với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan ban hành trước ngày 1/7/2025 thì thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
Thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước của chính quyền địa phương 2 cấp với giáo dục mầm non
Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 09/2025/TT-BGDĐT ngày 12/6/2025 về phân quyền, phân cấp và phân định thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước của chính quyền địa phương hai cấp đối với giáo dục mầm non.
Theo Thông tư này, thay thế thẩm quyền hoặc cụm từ “UBND cấp huyện và tên đơn vị cấp huyện”, “Phòng Giáo dục và Đào tạo”, “UBND cấp huyện” bằng “UBND cấp xã” tại Điều 5, khoản 1 Điều 6 Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 52/2020/TT-BGDĐT.
Thay thế thẩm quyền hoặc cụm từ “Chủ tịch UBND cấp huyện” bằng “Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo” tại khoản 1 Điều 6, Điều 9, Điều 10 Thông tư số 52/2020/TT-BGDĐT.
Thẩm quyền hướng dẫn quản lý nhà nước về giáo dục cho UBND cấp xã và hướng dẫn, tổ chức thực hiện chuyên môn đối với cơ sở giáo dục mầm non độc lập quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 22 Quy chế tổ chức và hoạt động nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập loại hình dân lập và tư thục ban hành kèm theo Thông tư số 49/2021/TT-BGDĐT do Sở GD&ĐT thực hiện.
Thay thế cụm từ “Phòng Giáo dục và Đào tạo” bằng cụm từ “UBND cấp xã” tại Điều 21, tên Điều 22; cụm từ “Phòng Giáo dục và Đào tạo” bằng cụm từ “Sở Giáo dục và Đào tạo” tại khoản 1 Điều 23; cụm từ “UBND cấp huyện” bằng cụm từ “UBND cấp tỉnh” tại khoản 7 Điều 22 và khoản 4 Điều 23 Thông tư số 49/2021/TT-BGDĐT, trừ quy định tại khoản 1 Điều này.
Bỏ cụm từ “UBND cấp huyện và” tại khoản 8 Điều 22 Thông tư số 49/2021/TT-BGDĐT.
Thay thế thẩm quyền hoặc cụm từ “Phòng Giáo dục và Đào tạo” bằng cụm từ “UBND cấp xã” tại Điều 13, Điều 14 Thông tư số 47/2020/TT-BGDĐT quy định việc lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non.
Thay thế thẩm quyền hoặc cụm từ “Phòng Giáo dục và Đào tạo” bằng cụm từ “UBND cấp xã” tại Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12 Thông tư số 45/2021/TT-BGDĐT quy định về việc xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non.
Thay thế thẩm quyền hoặc cụm từ “Phòng Giáo dục và Đào tạo” bằng cụm từ “UBND cấp xã” tại Điều 14, Điều 15 Thông tư số 30/2021/TT-BGDĐT quy định việc biên soạn, thẩm định, phê duyệt và lựa chọn tài liệu để sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non.
Thẩm quyền hướng dẫn Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo quy định tại khoản 3 Mục VII Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo ban hành kèm theo Thông tư số 50/2020/TT-BGDĐT do Sở GD&ĐT thực hiện.
Thay thế thẩm quyền hoặc cụm từ “Phòng Giáo dục và Đào tạo” bằng cụm từ “UBND cấp xã” tại khoản 3 Mục VII Thông tư số 50/2020/TT-BGDĐT trừ quy định tại khoản 1 Điều này.
Thẩm quyền hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục mầm non quy định tại khoản 1 Phần Bốn của Chương trình Giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT và Thông tư số 51/2020/TT-BGDĐT do Sở GD&ĐT tạo thực hiện.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
Thông tư này hết hiệu lực kể từ ngày 1/3/2027 trừ các trường hợp Luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định, nghị quyết của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT có quy định về thẩm quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước, trình tự, thủ tục quy định tại Thông tư này thông qua hoặc ban hành kể từ ngày 1/7/2025 và có hiệu lực trước ngày 1/3/2027 thì quy định tương ứng trong Thông tư này hết hiệu lực tại thời điểm các văn bản quy phạm pháp luật đó có hiệu lực.
Trong thời gian các quy định của Thông tư này có hiệu lực, nếu quy định về thẩm quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước, trình tự, thủ tục trong Thông tư này khác với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan ban hành trước ngày 1/7/2025 thì thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
Thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước của chính quyền địa phương 2 cấp với nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục
Ngày 12/6/2025, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 12/2025/TT-BGDĐT quy định về phân quyền, phân cấp và phân định thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước của chính quyền địa phương hai cấp đối với lĩnh vực nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục.
Theo Thông tư này, các thẩm quyền do Sở GD&ĐT thực hiện gồm: Đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông; lựa chọn và phê duyệt danh sách cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán; lựa chọn, phê duyệt giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán; đánh giá hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non; lựa chọn và phê duyệt danh sách cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non cốt cán; lựa chọn giáo viên mầm non cốt cán.
Các thẩm quyền do UBND cấp xã thực hiện gồm: Tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi; tổ chức Hội thi giáo viên làm tổng phụ trách Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh giỏi.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
Thông tư này hết hiệu lực kể từ ngày 1/3/2027 trừ các trường hợp Luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định, nghị quyết của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT có quy định về thẩm quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước, trình tự, thủ tục quy định tại Thông tư này thông qua hoặc ban hành kể từ ngày 1/7/2025 và có hiệu lực trước ngày 1/3/2027 thì quy định tương ứng trong Thông tư này hết hiệu lực tại thời điểm các văn bản quy phạm pháp luật đó có hiệu lực.
Trong thời gian các quy định của Thông tư này có hiệu lực, nếu quy định về thẩm quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước, trình tự, thủ tục trong Thông tư này khác với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan ban hành trước ngày 1/7/2025 thì thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
Thẩm quyền quản lý nhà nước của chính quyền địa phương 2 cấp với giáo dục phổ thông
Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 10/2025/TT-BGDĐT ngày 12/6/2025, quy định về phân quyền, phân cấp và phân định thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước của chính quyền địa phương hai cấp đối với giáo dục phổ thông.
Cụ thể, về tổ chức thực hiện quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh học tại các trường THCS: Thẩm quyền cấp giấy giới thiệu chuyển trường đối với cấp THCS do Chủ tịch UBND cấp xã nơi đi thực hiện. Thẩm quyền tiếp nhận, giới thiệu về trường nơi cư trú, kiểm tra hồ sơ theo quy định do UBND cấp xã trường nơi đến thực hiện. Thẩm quyền xem xét, quyết định trường hợp ngoại lệ về thời gian chuyển trường đối với cấp THCS do Chủ tịch UBND cấp xã nơi đến thực hiện.
Các nội dung Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền thực hiện gồm: Thành lập trường tiểu học, trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS loại hình tư thục quy định tại Thông tư số 40/2021/TT- BGDĐT ngày 30/12/2021; công nhận hội đồng trường và chủ tịch hội đồng trường đối với trường tiểu học, trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS loại hình tư thục quy định tại Thông tư số 40/2021/TT-BGDĐT;
Công nhận hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đối với trường tiểu học, trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS loại hình tư thục; thành lập Hội đồng xét công nhận tốt nghiệp THCS, quyết định công nhận tốt nghiệp, công bố danh sách học sinh được công nhận tốt nghiệp THCS, tổ chức cấp phát bằng tốt nghiệp cho học sinh được công nhận tốt nghiệp.
Các nội dung do UBND cấp xã thực hiện liên liên đến: Tổ chức thực hiện quy định giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; quản lý, tổ chức thực hiện chi trả học bổng và hỗ trợ chi phí mua phương tiện, đồ dùng học tập dùng riêng cho người khuyết tật theo Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC; chỉ đạo các nhà trường trên cùng địa bàn nghiệm thu, bàn giao kết quả giáo dục học sinh; tổ chức thực hiện đánh giá học sinh tiểu học trên địa bàn; chỉ đạo hiệu trưởng tổ chức thực hiện đánh giá, nghiệm thu, bàn giao kết quả giáo dục và theo dõi, kiểm tra, giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện đánh giá học sinh tiểu học.
UBND cấp xã cũng có thẩm quyền: Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện đánh giá học sinh THCS; chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục sử dụng sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học), số theo dõi và đánh giá học sinh (của giáo viên), học bạ học sinh; hướng dẫn sử dụng dạng hồ sơ điện tử; kiểm tra, giải quyết vướng mắc trong quá trình thực hiện quy định đánh giá học sinh THCS;
Thẩm quyền quản lý trường tiểu học và thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đối với các loại hình trường, lớp tiểu học; quản lý trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS; thẩm quyền quản lý trường phổ thông dân tộc bán trú; thẩm quyền quản lý trường phổ thông dân tộc nội trú THCS; thực hiện quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên;
Thẩm quyền quản lý trường tiểu học, trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS loại hình tư thục quy định tại Thông tư số 40/2021/TT-BGDĐT; thẩm quyền xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện việc tổ chức dạy học tiếng Việt cho trẻ là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một; tham mưu UBND cấp tỉnh xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, nguồn lực, kinh phí để đảm bảo các điều kiện tổ chức dạy học tiếng Việt cho trẻ là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một; rà soát hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục cấp tiểu học và THCS; xét công nhận tốt nghiệp THCS.
Thẩm quyền hướng dẫn, kiểm tra, quản lý việc tổ chức dạy học và giáo dục học sinh khuyết tật (đối với cả loại hình công lập và tư thục); bố trí biên chế và kinh phí để tuyển dụng, hợp đồng giáo viên, viên chức đối với vị trí việc làm khác, lao động hợp đồng, đầu tư cơ sở vật chất (đối với loại hình công lập) của trường có lớp giáo dục chuyên biệt còn lại quy định tại Điều 28 và Điều 29 Thông tư số 27/2024/TT-BGDĐT do UBND cấp xã thực hiện.
Thẩm quyền quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn; xử lý hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm; thực hiện giám sát, kiểm tra việc tuân thủ quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, giờ làm thêm và các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ của các tổ chức, cá nhân dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường do UBND cấp xã thực hiện.
Thẩm quyền thành lập Hội đồng tuyển sinh THCS, phê duyệt kế hoạch tuyển sinh THCS, phê duyệt danh sách trúng tuyển (trừ các trường THCS thuộc đại học, trường đại học, viện nghiên cứu) do Chủ tịch UBND cấp xã thực hiện. Thẩm quyền chỉ đạo, quản lý công tác tuyển sinh THCS do UBND cấp xã thực hiện.
Thẩm quyền hướng dẫn, kiểm tra, quản lý việc tổ chức dạy học và giáo dục học sinh khuyết tật (đối với cả loại hình công lập và tư thục); bố trí biên chế và kinh phí để tuyển dụng, hợp đồng giáo viên, viên chức đối với vị trí việc làm khác, lao động hợp đồng, đầu tư cơ sở vật chất (đối với loại hình công lập) của: Trường giáo dục chuyên biệt, trường có Lớp giáo dục chuyên biệt cấp THPT hoặc có Lớp giáo dục chuyên biệt học chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT do UBND cấp tỉnh thực hiện.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Thông tư này hết hiệu lực kể từ ngày 1/3/2027. Trong trường hợp Luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định, nghị quyết của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐTcó quy định về thẩm quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước, trình tự, thủ tục quy định tại Thông tư này thông qua hoặc ban hành kể từ ngày 1/7/2025 và có hiệu lực trước ngày 1/3/2027 thì quy định tương ứng trong Thông tư này hết hiệu lực tại thời điểm các văn bản quy phạm pháp luật đó có hiệu lực.
Trong thời gian các quy định của Thông tư này có hiệu lực, nếu quy định về thẩm quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước, trình tự, thủ tục trong Thông tư này khác với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan ban hành trước ngày 1/7/2025 thì thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Ảnh: Vân Anh.
Thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước của chính quyền địa phương 2 cấp đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên
Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 11/2025/TT-BGDĐT quy định về phân quyền, phân cấp và phân định thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước của chính quyền địa phương hai cấp đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên.
Theo Thông tư này, các thẩm quyền cho UBND cấp xã thực hiện gồm: Quản lý việc sử dụng phôi văn bằng, chứng chỉ và chịu trách nhiệm về việc cấp văn bằng, chứng chỉ; tổ chức tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài, gửi hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài được chấp nhận về Sở GD&ĐT đối với trường tiểu học; tổ chức thực hiện quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học;
Tổ chức tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài, gửi hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài được chấp nhận về Sở GD&ĐT đối với trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS; tổ chức thực hiện quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học;
Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài, gửi hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài được chấp nhận về Sở GD&ĐT đối với trường mầm non; tổ chức thực hiện quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non;
Thống kê, tổng hợp kết quả đánh giá trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích đối với các nhà trường thuộc thẩm quyền quản lý; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện đánh giá, xếp loại thể lực cho học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục thuộc quyền quản lý; tổ chức thực hiện quy định về chữ thập đỏ trong trường học;
Hướng dẫn, triển khai tổ chức hoạt động, sử dụng thư điện tử và cổng thông tin điện tử; đưa nội dung xây dựng, nâng cấp, quản lý, vận hành hệ thống thư điện tử, cổng thông tin điện tử vào kế hoạch công tác hằng năm; báo cáo kết quả triển khai tổ chức hoạt động, sử dụng thư điện tử và cổng thông tin điện tử; tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp hạng hoạt động hệ thống thư điện tử, cổng thông tin điện tử của các cơ sở giáo dục trực thuộc; công khai kết quả trên cổng thông tin điện tử;
Tổ chức thực hiện quy định về phòng học bộ môn quy định; đánh giá và công nhận thư viện trường mầm non, tiểu học, THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học (cấp học cao nhất là THCS); tổ chức thực hiện quy định Quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông;
Tổ chức thực hiện quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các trường tiểu học và trường THCS; hướng dẫn, đôn đốc việc triển khai báo cáo và quản lý dữ liệu thuộc phạm vi quản lý trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Thông tư này hết hiệu lực kể từ ngày 1/3/2027 trừ các trường hợp Luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định, nghị quyết của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT có quy định về thẩm quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước, trình tự, thủ tục quy định tại Thông tư này thông qua hoặc ban hành kể từ ngày 1/7/2025 và có hiệu lực trước ngày 1/3/2027 thì quy định tương ứng trong Thông tư này hết hiệu lực tại thời điểm các văn bản quy phạm pháp luật đó có hiệu lực.
Trong thời gian các quy định của Thông tư này có hiệu lực, nếu quy định về thẩm quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước, trình tự, thủ tục trong Thông tư này khác với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan ban hành trước ngày 1/7/2025 thì thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
Hải Bình
Nguồn GD&TĐ : https://giaoducthoidai.vn/chinh-sach-giao-duc-co-hieu-luc-tu-thang-7-nam-2025-post737926.html