Đây chỉ là một trong rất nhiều ví dụ về sự lãng phí - điều mà Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ “lãng phí còn diễn ra khá phổ biến, dưới nhiều dạng thức khác nhau - đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho phát triển”.
Được chấp thuận chủ trương đầu tư tháng 10/2020 và hoàn thành vào tháng 11/2021, dự án nhà máy điện gió Nam Bình 1 có 9 trụ điện gió, công suất lắp đặt 30MW với tổng vốn đầu tư lên đến 1.125 tỷ đồng, mặc cho trời “đầy gió” nhưng vẫn đang “bất động”. Nguồn thu không có, trong khi chi thường xuyên từ phí nhân công vận hành, bảo dưỡng đến lãi ngân hàng khoảng 10 tỷ đồng/tháng khiến đơn vị này thật sự gặp khó.
Còn dự án Nhà máy điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam cũng đang gặp vô vàn khó khăn. Theo hồ sơ mời thầu dự án, nhà đầu tư được lựa chọn phải tự bố trí kinh phí gần 2.000 tỷ đồng để đầu tư hoàn thành hệ thống trạm biến áp, đường dây 500kV trong năm 2020. Sau khi hoàn thành sẽ bàn giao cho EVN quản lý, vận hành và không yêu cầu hoàn trả kinh phí đầu tư. Tuy nhiên, đến thời điểm này, mặc dù dự án đã hoàn thành được 3 năm nhưng EVN vẫn chưa tiếp nhận bàn giao. Hiện chủ đầu tư đang “thiệt đơn thiệt kép” khi tự dùng kinh phí của mình để thực hiện công tác quản lý, vận hành hệ thống truyền tải, phục vụ giải tỏa công suất các nhà máy năng lượng khác trong cả khu vực, chi phí khoản 20 tỷ đồng/năm.
Lãng phí trong các "dự án trùm mền, công trình đắp chiếu" đang làm lực cản cho sự phát triển của đất nước khi bước vào kỷ nguyên mới. Vấn đề này một lần nữa làm nóng nghị trường Quốc hội.
Trước Quốc hội, người đứng đầu Chính phủ cũng thừa nhận đây là sự lãng phí và vấn đề này đang được Chính phủ tháo gỡ.
Công tác rà soát cho thấy còn nhiều dự án tồn tại kéo dài cần sớm được tháo gỡ, qua đó khơi thông, giải phóng nguồn lực, đưa đất nước ta vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!
Diệu Huyền - Vũ Hiếu
Nguồn Quốc Hội TV : https://quochoitv.vn/chong-lang-phi-tu-cac-du-an-nang-luong-tai-tao-243558.htm