Chống 'tham nhũng vặt'

Chống 'tham nhũng vặt'
2 giờ trướcBài gốc
Không chỉ thế, các cơ quan chức năng đã chuyển 269 vụ việc có dấu hiệu tội phạm đến cơ quan điều tra. Kiểm toán nhà nước đã cung cấp 89 hồ sơ, báo cáo kiểm toán và tài liệu có liên quan cho các cơ quan có thẩm quyền để phục vụ công tác điều tra, kiểm tra, giám sát.
Từ đầu năm đến nay, cấp có thẩm quyền đã xem xét cho thôi giữ chức vụ, nghỉ công tác, bố trí công tác khác đối với 14 cán bộ diện Trung ương quản lý và 172 cán bộ diện cấp ủy địa phương quản lý, về trách nhiệm người đứng đầu hoặc liên quan đến các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực; trong đó có 5 Ủy viên Bộ Chính trị, 1 Ủy viên Ban Bí thư và 4 Ủy viên Trung ương Đảng.
Cùng với đó, Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh trong 6 tháng đầu năm đã quyết định đưa 107 vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực vào diện theo dõi, chỉ đạo để tập trung chỉ đạo, xử lý. Các cơ quan tiến hành tố tụng địa phương khởi tố mới 444 vụ án/1.003 bị can về tham nhũng…
Những con số ít nhiều đã khẳng định quyết tâm phòng chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng ta chưa bao giờ “nguội”. Đặc biệt, tại phiên họp thứ 26 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực, đã không chỉ yêu cầu tăng cường phòng chống tham nhũng tiêu cực mà còn yêu cầu có giải pháp mạnh mẽ để khắc phục tình trạng tham nhũng vặt, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.
Tham nhũng vặt như ngứa ghẻ, nó khiến cho “căn bệnh” tham nhũng tiêu cực không dễ triệt tiêu, nó âm ỉ “ký sinh” ở nhiều nơi, nhiều người khiến cho không những không cắt được bệnh mà còn khiến bệnh có phần nặng thêm.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh từng chia sẻ: “Tham nhũng là liên quan đến vật chất, nhưng tiêu cực thì lại rất rộng nên phải phòng chống tiêu cực, từ tiêu cực dẫn đến tham nhũng”. Và “tham nhũng vặt” - gọi là vặt nhưng cũng rất lớn. Đã là tham nhũng hay tiêu cực thì đều có tác hại và cần phải chống. Vì “vặt” không những chỉ ảnh hưởng, thất thoát về mặt tài chính vật chất mà còn làm suy thoái đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, làm mất niềm tin rất lớn của nhân dân, đó mới là cái lớn.
Ở góc nhìn khác, ông Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam cũng cho rằng: "Bây giờ đi xin học cho con, đến bệnh viện khám chữa bệnh, đi xin việc cũng phải “phong bì”. Đó chính là vấn đề tiêu cực".
Theo ông Túc, tiêu cực là cái mở đầu, nguyên nhân dẫn đến tham nhũng. Muốn chống tiêu cực thì phải quan tâm hơn đến công tác cán bộ. Chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy luân chuyển, chạy bằng cấp cũng chính là tiêu cực. Lúc đầu chỉ là những tiêu cực xong lớn dần lên trở thành tham nhũng.
Những ý kiến trên là hoàn toàn xác đáng. Để đấu tranh chống tham nhũng nói chung, chống tham nhũng vặt nói riêng, cần đẩy mạnh đấu tranh phòng chống tiêu cực với vô vàn hành vi. Chống tham nhũng thành công sẽ góp phần chống tiêu cực thành công. Bởi có quyền, có chức mới tham nhũng được, còn tiêu cực thì có rất nhiều hành vi. Và bắt đầu chống tham nhũng ngay từ những thứ vặt vãnh mà người ta hay gọi là “tham nhũng vặt”.
Việt Thắng
Nguồn Đại Đoàn Kết : https://daidoanket.vn/chong-tham-nhung-vat-10290863.html