Chủ nghĩa tiêu dùng từ góc nhìn đạo Phật

Chủ nghĩa tiêu dùng từ góc nhìn đạo Phật
3 giờ trướcBài gốc
Tác giả: Tiến sĩ Justice Chandra Dasa
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: DailyNews
Chủ nghĩa tiêu dùng (Consumerism) hay còn được gọi là Chủ nghĩa tiêu thụ hoặc Văn hóa tiêu dùng là ý tưởng cho rằng việc tăng cường tiêu thụ các hàng hóa và dịch vụ mua trên thị trường luôn là mục tiêu mong muốn và hạnh phúc của một người tiêu dùng nào đó.
Trong vài thập kỷ qua, Chủ nghĩa tiêu dùng đã phát triển theo cấp số nhân, trở thành một phần đã tiềm tàng vào văn hóa của xã hội hiện đại. Đây là một nền văn hóa riêng biệt, dựa trên niềm tin rằng hạnh phúc và thịnh vượng của nhân loại, phụ thuộc vào sự phong phú và việc mua sắm ngày càng nhiều hàng hóa và dịch vụ vật chất.
Trong một nền văn hóa tiêu dùng, chiều kích tâm linh của cuộc sống là một yếu tố quan trọng cần thiết của con người đã bị lãng quên. Cuộc sống hiện đại bị choáng ngợp bởi một nền văn hóa tiêu dùng đến mức nó đã trở thành một tôn giáo tập trung vào sự thỏa mãn nhục dục.
Chủ nghĩa tiêu dùng hàm ý rằng tiêu dùng là điều cần thiết cho sự thịnh vượng kinh tế và hạnh phúc của con người, tiêu dùng không hạn chế là chìa khóa cho sự tiến bộ của một quốc gia. Là một sản phẩm phụ của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa tiêu dùng đã trở thành một đặc điểm xác định của thế giới đương đại, làm nảy sinh các điều kiện của xã hội tạo ra cảm giác bất an sâu sắc, lo lắng, bồn chồn, bối rối nội tâm và các vấn đề xã hội khác.
Ảnh: St
Tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong việc định hình hành vi, giá trị và chuẩn mực xã hội của con người. Tôn giáo đặt ra những lằn ranh trong việc theo đuổi của cải vật chất và tiêu dùng. Đối với đạo Phật, ngoài những giáo lý quý báu về tâm linh và giác ngộ, đạo Phật cung cấp những hiểu biết vô giá về bản chất của thành công và chìa khóa để sống một cuộc đời viên mãn. Các đặc điểm chính của đạo Phật truyền cảm hứng cho mọi người nuôi dưỡng ý thức về mục đích, tìm thấy sự an lạc hạnh phúc trong giản dị và sống một cuộc đời có ý nghĩa.
Đạo Phật cần thiết để chữa lành tâm hồn, giải thoát, giác ngộ của cá nhân: một tác nhân đưa những người hướng theo đức Phật đến với chân lý siêu việt. Đây là nguồn gốc của các giá trị đạo đức và luân lý hướng dẫn dẫn người phật tử thực hành đạo đức nhân văn Phật giáo. Trong các xã hội tiêu dùng, các giá trị cơ bản là lòng tham lam có tính chiếm hữu, là vơ vét về cho mình, tự đề cao bản thân và thậm chí là trả thù; cuộc sống bị chi phối bởi hàm ý rằng sự thỏa mãn giác quan là con đường duy nhất dẫn đến hạnh phúc.
Ngược lại, trong các xã hội Phật giáo, sự phát triển của các đức tính đạo đức nhân văn và tâm linh được coi trọng hơn việc tích lũy của cải và hàng hóa.
Mục tiêu của đạo Phật là đạt được sự giải thoát hoàn toàn khỏi các nguyên nhân khổ đau bởi tam độc tham lam, hận thù và si mê - những trạng thái tâm trí phiền não tiêu cực góp phần gây ra nhiều tệ nạn xã hội. Theo đạo Phật, sự an lạc hạnh phúc thực sự không nằm ở việc thỏa mãn lòng tham lam có tính chiếm hữu, là vơ vét về cho mình mà nằm ở việc chữa lành, chuyển hóa những nỗi khổ niềm đau trong cuộc sống đời thường.
Phát triển bền vững, con đường tất yếu
Kim ngôn khẩu ngọc, lời dạy quý báu của đức Phật vạch ra phương hướng phát triển bền vững, con đường tất yếu, giản dị và điều độ bằng cách sống một cuộc đời bình dị không quá nhiều tham vọng hão huyền, thỏa mãn lòng tham lam có tính chiếm hữu, là vơ vét về cho mình, và bằng cách ứng dụng thực tiễn lối sống tối giản đánh giá những gì cá nhân mỗi người cần thiết.
Cuộc sống giản dị thúc đẩy việc thực hành hạnh ‘Hỷ, Xả’, chứng kiến chúng sinh đều được hưởng hạnh phúc, thực hiện chủ nghĩa từ bi, chữa lành hết những nỗi khổ niềm đau, được an lạc hạnh phúc “Hoan hỷ”. Vì muốn thực hành chủ nghĩa tử bi cho chúng sinh hết khổ đau, được an lạc hạnh phúc trong đó có sự hy sinh của bản thân mình “Xả”. Thực hành hỷ, xả, giải tỏa những vướng mắc quá mức với những thứ thế gian và tập trung vào những gì quan trọng trong cuộc sống, không dễ dãi với lối sống xa hoa và quá nuông chiều bản thân. Đạo Phật cũng nhấn mạnh các giá trị sự bình thản và từ bi tâm.
Tứ Diệu Đế (bốn sự thật màu nhiệm) là những nguyên lý cơ bản của triết học Phật giáo. Tứ Diệu Đế thứ hai “Tập đế” là sự thật về sự tích tập, chất chứa nguyên nhân gây ra khổ đau trong lục đạo chúng sinh, do vì chúng sinh sống tham lam, sân hận, si mê nên tích chứa nguyên nhân gây ra khổ đau của con người.
Tính cách tiêu dùng thúc đẩy thỏa mãn lòng tham lam có tính chiếm hữu, là vơ vét về cho mình và sự bất mãn, chính là nguồn gốc của đau khổ như đã giải thích trong Tứ Diệu Đế. Phật giáo mong đợi những người theo đạo phải kiềm chế trong việc theo đuổi những đam mê vật chất và thực hành kỷ luật bản thân trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Họ cũng khuyên những người cư sĩ phật tử nên hài lòng với các pháp phương tiện dẫn đến tri thức (santutthi paraman dhanam) và tận hưởng thế giới như nó vốn sẵn.
Trong kinh Pháp Cú (Dhammapada) có câu: “Sức khỏe là hạnh phúc lớn nhất mà mọi người mong muốn. Bằng lòng với những gì hiện có là giàu có nhất. Trung tín là điều tốt nhất khi giao hảo. Nhưng không có hạnh phúc nào có thể so sánh với Niết-bàn”. Đức Phật tuyên thuyết rằng Giáo pháp của Ngài dành cho những người hài lòng, không phải để cho những người bất mãn. Sự hài lòng là khả năng được an lạc hạnh phúc và viên mãn trong hoàn cảnh hiện tại của cá nhân mỗi người. Với ngụ ý rằng chấp nhận các điều kiện và tình huống như chúng vốn có với sự bình thãn, không phàn nàn. Đức Phật mô tả sự hài lòng của một nhà sư như sau: “Người này hài lòng với chiếc áo cà sa dùng để che thân và thức ăn khất thực để thỏa mãn dạ dày của họ, luôn trau dồi đạo đức, giới hạnh thiểu dục tri túc - ít ham muốn và biết đủ, người đó ra đi, giống như con chim đó đây tung hoành khắp muôn nơi chỉ mang theo đôi cánh của mình”. Đức tính hài lòng này được ca ngợi trong kinh Hạnh Phúc (Mangala Sutta) - và nhiều bài kinh khác trong Phật giáo.
Đạo Phật rất quan tâm đến việc tạo ra các điều kiện xã hội thuận lợi cho bản thân mỗi cá nhân, để có được những nhu cầu cơ bản của mình thông qua để sinh tồn Chính mạng ‘sinh kế chân chính’, sống một cuộc đời bằng những nghề nghiệp không gây hại cho mình và người khác, không vi phạm đạo đức, không đi ngược lại với giáo lý từ bi và trí tuệ. Đạo Phật không coi việc từ bỏ tài sản vật chất của cá nhân mỗi người, hoặc phủ nhận những nhu cầu cơ bản của bản thân là một giải pháp thay thế cho chủ nghĩa tiêu dùng.
Đạo Phật chỉ đơn giản cho biết rằng, việc tích lũy của cải nên được sử dụng một cách chính đáng vì lợi ích cho bản thân và những người khác, những người cần các thứ cơ bản trong cuộc sống. Đạo Phật không lên án việc tích lũy của cải vật chất và không mong đợi những người theo đạo của mình từ bỏ các nghĩa vụ xã hội, và dân sự, sống một cuộc đời nghèo đói. Trong đạo Phật, việc tích lũy của cải vật chất không phải là sai trái về bản chất, nhưng vấn đề phát sinh khi chúng trở thành trọng tâm của cuộc sống chúng ta, dẫn chúng ta đi xa con đường tâm linh của mình.
Mong muốn của con người đã đánh bóng hình ảnh của mình lên đến mức lố bịch thông qua hàng hóa vật chất và tiêu dùng. Văn hóa tiêu dùng đã đạt đến đỉnh cao đến mức có một cuộc theo đuổi không ngừng nghỉ, nhằm bắt kịp xu hướng thời trang mới nhất, khiến mọi người mắc kẹt trong một chu kỳ tiêu dùng. Mọi người không hài lòng với những nhu cầu cơ bản như nơi ở, thức ăn và quần áo.
Trong xã hội hiện nay, nhiều người cố gắng thể hiện bản sắc của mình thông qua việc sở hữu của cải thế gian. Vì mục đích này, họ sẽ làm mọi cách để đạt được điều đó. Sự cuốn hút chấp nhận xã hội và mong muốn phù hợp với các chuẩn mực xã hội đã khiến họ biện minh cho việc mua sắm của họ. Họ dựa vào những tài sản của họ như ô tô, đồ trang sức, quần áo đắt tiền, nhà cửa sang trọng, và vô số sản phẩm và thiết bị tiêu dùng khác để xác định họ là ai và giá trị của họ. Họ có những hành vi ảo tưởng rằng các bạn là những gì các bạn sở hữu, và các bạn càng có nhiều, các bạn sẽ càng hạnh phúc. Đây là một quá trình xã hội. Họ mua sắm nhiều hơn đến mức họ cần và cố gắng đạt được địa vị xã hội thông qua việc sở hữu những thứ thế gian.
Nguyên cớ bất hợp lý
Quảng cáo là một phần không thể thiếu của nền văn hóa tiêu dùng, thu hút khách hàng bằng cách hấp dẫn mọi người trên cơ sở cảm xúc và phi lý trí. Vì mục đích ấy, các nhà quảng cáo thiết kế các chiến lược quảng cáo phù hợp cho các doanh nghiệp trong nền văn hóa tiêu dùng. Họ kích thích ham muốn của con người rất hiệu quả, cung cấp vô số sản phẩm như một loại thuốc chữa bách bệnh cho hạnh phúc của con người. Ngày này qua ngày khác, mọi người liên tục bị tấn công bởi những quảng cáo vô tận tạo ra cảm giác ham muốn ở mọi người đối với các sản phẩm bất kể chúng có cần thiết và hữu ích hay không. Họ khuyến dụ mọi ngời mua các mặt hàng một cách bốc đồng mà không để ý đến những hậu quả tiêu cực. Tất cả quảng cáo trên phát thanh truyền hình và các quảng cáo khác đều được thiết kế rất khéo léo để tạo ra những ham muốn vô độ ở con người mà không bao giờ có thể thỏa mãn hoàn toàn.
Nếu chúng ta xem xét cuộc sống của nhiều người tận hưởng sự giàu sang phú quý, quyền uy thế lực, và đắm mình trong những xa hoa khác hiếm khiến khi được thỏa mãn và sống trên bờ vực tuyệt vọng, nhưng họ lại tìm kiếm nhiều của cải hơn, nhiều quyền lực hơn và nhiều thú vui hơn trong chu kỳ suy thoái tàn khốc. Tỷ lệ mắc bệnh tâm thần, nghiện rượu, nghiện ma túy và tự tử cao được tìm thấy ở các quốc gia giàu có hơn và được gọi là các quốc gia tiêu dùng. Tất cả những điều đó cho thấy rằng, hạnh phúc thực sự không được xác định bởi sự giàu có vật chất và thành công thế gian của chúng ta mà bởi những phẩm chất của ý nghĩ và tâm hồn của chúng ta không phải bởi những gì chúng ta có, mà bởi những gì chúng ta có (Bhikkhu Bodhi).
Chúng ta sinh ra không có gì và không có gì có thể mang theo khi chúng ta chết đi, nên cũng chẳng có gì để bám víu. Do đó, thật vô ích khi chúng ta mãi luyến tiếc vào những thứ thế gian. Đức Phật đã từ bỏ của cải thế gian sau khi chứng kiến cảnh đau khổ trên thế gian với ý định tìm kiếm sự giác ngộ. Sau nhiều lần mắc phải sai lầm bởi cực đoan thái quá, đức Phật đã khám phá ra rằng con đường Trung đạo (maddiyama prathipradava) là một cách tiếp cận lành mạnh hơn để thỏa mãn nhu cầu của một người mà không cần phải nuông chiều bản thân.
Thực hành con đường Trung đạo, tránh những cực đoan thái quá, giúp phát triển tính tự kỷ luật và tìm thấy sự cân bằng trong mọi khía cạnh của cuộc sống bao gồm cả ham muốn tầm thường, thói quen tiêu dùng của chúng ta.
Khi xã hội được thành lập dựa trên các nguyên tắc của chủ nghĩa tiêu dùng, động lực sản xuất và bán hàng, bất chấp nhu cầu thực sự của con người, thì kết quả sẽ là thảm họa và góp phần gây ra sự khốn khổ và nghèo đói lan rộng, không chỉ đối với con người mà còn đối với toàn bộ trật tự tự nhiên.
Chủ nghĩa tiêu dùng buộc mọi người phải nhìn nhận mọi thứ thông qua tầm nhìn duy vật và ngăn cản họ nhìn vào các giá trị cơ bản của họ. Chủ nghĩa tiêu dùng là một căn bệnh lớn dung dưỡng sự bất an, đố kỵ, tham lam và là kẻ thù của lòng hào phóng.
Liên quan đến vấn đề này, chúng ta nên suy ngẫm về tuyên bố sâu sắc và xúc động của một nhà sáng tạo, nhà thiết kế và doanh nhân vĩ đại người Mỹ, người đồng sáng lập, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Apple Inc, tỷ phú ứng dụng thực tiễn Phật pháp trong kinh doanh, Cư sĩ Steve Paul Jobs (1955 - 2011) trên giường bệnh được lan truyền rộng rãi trên mạng internet:
“I reached the pinnacle of success in the business world. In some others' eyes, my life is the epitome of success. However, aside from work, I have little joy. In the end, my wealth is only a fact of life that I am accustomed to. At this moment, lying on my bed and recalling my life, I realize that all the recognition and wealth that I took so much pride in have paled and become meaningless in the face of my death.
You can employ someone to drive the car for you, make money for you but you cannot have someone bear your sickness for you. Material things lost can be found or replaced. But there is one thing that can never be found when it's lost - Life. Whichever stage in life you are in right now, with time, you will face the day when the curtain comes down.
Treasure love for your family, love for your spouse, love for your friends. Treat yourself well and cherish others. As we grow older, and hopefully wiser, we realize that a $300 or a $30 watch both tell the same time. You will realize that your true inner happiness does not come from the material things of this world. Whether you fly first class or economy, if the plane goes down - you go down with it.
Therefore, I hope you realize, when you have mates, buddies and old friends, brothers and sisters, who you chat with, laugh with, talk with, have sing songs with, talk about north-south-east-west or heaven and earth, that is true happiness! Don't educate your children to be rich. Educate them to be happy. So when they grow up they will know the value of things and not the price. Eat your food as your medicine, otherwise you have to eat medicine as your food.
The One who loves you will never leave you for another because, even if there are 100 reasons to give up, he or she will find a reason to hold on. There is a big difference between a human being and being human. Only a few really understand it. You are loved when you are born. You will be loved when you die. In between, you have to manage!
The six best doctors in the world are sunlight, rest, exercise, diet, self-confidence and friends. Maintain them in all stages and enjoy a healthy life.”
Tạm dịch:
“Đang nằm trên giường bệnh hồi tưởng lại toàn bộ cuộc đời của mình. Ngẫm nghĩ lại, tôi đã đạt đến đỉnh cao tuyệt đỉnh của thành công trong thế giới kinh doanh. Trong ánh mắt của nhiều người, cuộc sống của tôi là tiêu biểu thành công. Tuy nhiên, ngoài công việc ra tôi có rất ít niềm vui. Cuối cùng thì sự giàu có chỉ là một điều bình thường của cuộc sống mà tôi quen thuộc. Trong phút giây tôi đang nằm trên giường bệnh và tự quán chiếu lại chính bản thân, tôi nhận ra tất cả những ghi nhận thành tựu và sự vinh hoa phú quý mà mình tự hào bấy lâu đã phai nhòa và trở thành vô nghĩa khi đối diện với tử thần!
Các bạn có thể thuê một người nào đó lái xe hay kiếm tiền cho mình, nhưng các bạn không thể nhờ ai mang bệnh giùm mình! Những thứ của cải vật chất mất đi có thể tìm kiếm lại hay được thay thế. Tuy nhiên, có một thứ mà mình không bao giờ tìm lại được một khi đã trút hơi thở xả báo thân, thần hồn rời khỏi thể xác, từ giã trần gian. Đây chính là sự sống! Không luận là các bạn đang sống trong giai đoạn nào của cuộc đời mình hiện nay, với thời gian, các bạn sẽ phải đối diện với ngày mà cuộc đời mình kết thúc!
Hãy trân trọng tình thương yêu dành cho gia đình, tình yêu thương với người bạn đời, và tình yêu thương cùng với các thân hữu bạn bè. Hãy đối xử tốt với chính bản thân mình và quý trọng tha nhân. Khi chúng ta trưởng thành hơn, và hy vọng trí tuệ cũng phát triển hơn, cá nhân mình sẽ nhận ra rằng chiếc đồng hồ có giá 300 usd hay 30 usd cũng chỉ giờ giống nhau! Các bạn sẽ nhận ra sự hạnh phúc chân thật bên trong không phải có từ những thứ của cải vật chất trên thế gian này. Dù các bạn đi máy bay với vé hạng thương gia hay hạng Phổ thông đặc biệt và hạng Phổ thông, khi máy bay rơi các bạn cũng rơi theo!
Vì thế, tôi mong rằng các bạn nhận ra, khi mình có thân hữu bạn bè, dù thân hay sơ, anh chị em, và những ai mà mình có thể giao lưu, chia sẻ, vui đùa, cùng nhau tiếng hát ca vang trong tích cực lành mạnh, kể huyên thuyên đủ chuyện đông tây nam bắc, thiên đường hạ giới, đây là niềm hạnh phúc chân thật! Đối với con hiền cháu thảo việc giàu có không cần dạy chúng nó. Hãy giáo dục chúng nó sống an lạc hạnh phúc! Thế là, khi các hiếu tử hiền tôn trưởng thành, chúng nó sẽ nhận ra giá trị của đồ vật mà không phải là giá tiền của nó! Hãy dùng những thức ăn của các bạn như uống thuốc; nếu không, các bạn sẽ uống thuốc như dùng thức ăn!
Người mà thương yêu các bạn sẽ không bao giờ bỏ rơi các bạn để theo ai khác. Bởi vì, ngay cả khi họ có 100 lý do để từ bỏ các bạn, anh ấy hay chị ấy cũng sẽ tìm ra được một lý do để giữ lấy mối quan hệ tốt đẹp này! Có một sự khác nhau rất lớn giữa một con người sinh học và một con người đích thực. Chỉ có một số người mới thật sự hiểu được ý nghĩa giữa sự khác nhau này! Các bạn đã được yêu thương khi các bạn mới lọt lòng mẹ với tiếng khóc chào đời. Các bạn sẽ được yêu thương khi tử thần đến kêu gọi các bạn từ giã trần gian. Trong khoảng giữa từ lúc mới sinh ra cho đến khi chết đi, các bạn phải cố gắng để giữ gìn và xây đắp tình yêu thương này!
Sáu vị thầy thuốc y bác sĩ đông tây y giỏi nhất trên thế giới là (1) ánh nắng mặt trời, (2) nghỉ ngơi, (3) thể dục, (4) ăn uống, (5) tự tin và (6) bạn bè. Hãy theo sáu vị “bác sĩ” này trong mọi giai đoạn sống của cuộc đời bạn và tận hưởng một đời sống lành mạnh!”
Sở hữu của cải và nguồn lực vật chất là cơ hội tuyệt vời để người giàu có, sẵn lòng hào phóng sử dụng của cải vật chất của cá nhân mình vì lợi ích của những người nghèo khổ khốn khó và những người có nhu cầu.
Tác giả: Tiến sĩ Justice Chandra Dasa
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: DailyNews
Nguồn Tạp chí Phật học : https://tapchinghiencuuphathoc.vn/chu-nghia-tieu-dung-tu-goc-nhin-dao-phat.html