Theo đó, tại quyết định 2191/QĐ-BVHTTDL ngày 27/6/2025 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về việc công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đối với Tiếng nói, chữ viết chữ Thái ở Nghệ An thuộc các địa phương: Thị xã Thái Hòa, huyện Nghĩa Đàn, huyện Quỳ Hợp, huyện Quỳ Châu, huyện Quế Phong, huyện Tân Kỳ, huyện Anh Sơn, huyện Con Cuông, huyện Tương Dương, huyện Kỳ Sơn cũ, tỉnh Nghệ An.
Theo Quyết định, Ủy ban nhân dân các cấp nơi có di sản chịu trách nhiệm quản lý nhà nước theo quy định của Luật Di sản văn hóa, đảm bảo phát huy và gìn giữ giá trị của chữ viết đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Nghệ nhân Sầm Thị Xanh truyền dạy chữ Thái cổ. Ảnh: UBND xã Con Cuông
Việc công nhận tiếng nói, chữ viết là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia là sự công nhận của các cấp có thẩm quyền, qua đó khẳng định giá trị của tiếng nói, chữ viết Chữ Thái Nghệ An.
Được biết, người Thái chiếm hơn 50% dân số là người các dân tộc thiểu số ở tỉnh Nghệ An. Chữ viết của người Thái từng đứng trước nguy cơ thất truyền, song hiện đang dần được khôi phục trở lại. Chữ Thái có nhiều hệ khác nhau, song được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là hệ chữ Thái Lai tay và Thái Lai pao.
Ngoài Tiếng nói, chữ viết "Chữ Thái Nghệ An", Nghệ An còn có thêm d di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được công nhận trong đợt này là lễ đón tiếng sấm của người Ơ Đu và nghệ thuật trống tế Yên Thành.
Như vậy, với 3 di sản mới được công nhận, tỉnh Nghệ An đã có 13 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, gồm: Nghề dệt thổ cẩm của người Thái tại tỉnh Nghệ An; Lễ hội đền Yên Lương; Lễ hội đền Nguyễn Cảnh Hoan; Lễ hội đền Cờn; Lễ hội đền Quả; Lễ hội đền Chín Gian; Lễ hội đền Bạch Mã; Lễ hội đền Thanh Liệt; Lễ hội đền Ông Hoàng Mười; Nghi lễ Xăng Khan của đồng bào dân tộc Thái miền Tây Nghệ An.
Trần Quốc Huy