Bundesbank là một trong những tổ chức quan trọng nhất trong hệ thống Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Ảnh: Daniel
Nền kinh tế lớn nhất khu vực đồng euro đã tụt lại phía sau so với các nước khác trong những năm gần đây. Triển vọng hiện vẫn rất ảm đạm khi nhu cầu xuất khẩu yếu, ngành công nghiệp rơi vào suy thoái. Trong khi người tiêu dùng đã trở nên thận trọng, chọn tiết kiệm thay vì chi tiêu.
"Đức đã mắc kẹt trong một giai đoạn kinh tế suy yếu kéo dài hai năm rưỡi," ông Nagel phát biểu. "Sự trì trệ này có khả năng tiếp tục trong quý cuối năm nay," ông nói thêm, cho rằng điều này sẽ khiến Đức tiếp tục tụt hậu so với các quốc gia khác trong khu vực.
Mặc dù tăng trưởng kinh tế yếu có thể làm giảm áp lực lên giá cả, ông Nagel cũng cảnh báo rằng việc giảm lãi suất quá nhanh có thể mang lại rủi ro.
Ông nhấn mạnh rằng cơ chế tăng lương có thể tiếp tục tăng nhanh, lạm phát cơ bản vẫn ở mức cao, và các chính sách thương mại từ chính quyền mới ở Mỹ có thể làm tăng chi phí hàng hóa.
"Điều quan trọng là phải thận trọng và nới lỏng chính sách tiền tệ một cách từ từ, không quá nhanh," ông Nagel nói.
Dẫu vậy, ông cho biết Ngân hàng Trung ương châu Âu ECB đang ngày càng tự tin rằng sẽ đạt được mục tiêu lạm phát 2% vào năm tới.
ECB đã giảm lãi suất ba lần trong năm nay, và dự kiến sẽ giảm một lần nữa vào ngày 12/12 tới đây. Tuy nhiên, thị trường vẫn thiếu chắc chắn về mức giảm: 40% nhà đầu tư tin rằng ECB có thể giảm 50 điểm cơ bản thay vì mức giảm thông thường là 25 điểm, do nền kinh tế suy yếu.
Hiện tại, lãi suất tiền gửi của ngân hàng Trung ương là 3,25% và được dự báo sẽ giảm xuống còn 1,75% vào cuối năm sau.
Hoàng Nam