Chùa Nam Nhã gây ấn tượng với khách hành hương bởi lối kiến trúc cổ kính bề thế, ẩn mình giữa vườn cây xanh cổ thụ.
Chùa Nam Nhã nằm ngay vàm Bình Thủy, đối diện Đình Bình Thủy (quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ).
Đối diện chùa qua sông Bình Thủy là Đình Bình Thủy.
Chùa Nam Nhã do ông Nguyễn Giác Nguyên xây dựng vào năm 1895. Ban đầu, nơi đây mở tiệm thuốc bắc có tên Nam Nhã Đường, sau dần thành chùa và đổi tên Chùa Nam Nhã.
Phong cách kiến trúc chùa Nam Nhã, đặc biệt Chánh điện có sự kết hợp giữa Phật giáo Nam Bộ với kiến trúc xây dựng phương Tây.
Chùa Nam Nhã yên bình với không gian có nhiều sân vườn, cây xanh giữa lòng thành phố.
Bên trong chánh điện của chùa Nam Nhã, trung tâm đặt ban thờ tam giáo bao gồm Phật giáo, Nho giáo và Lão giáo, hướng phật tử, con người đến chân - thiện - mỹ.
Hằng năm, chùa tổ chức nhiều lễ hội Phật giáo quan trọng như Phật đản, Vu lan... thu hút đông đảo phật tử và du khách tham dự.
Tượng phật bên trong chùa Nam Nhã.
Chùa Nam Nhã có các hạng mục chính như Chánh điện, Đông lang, Tây lang, bao bọc bởi sân vườn rộng, bờ sông và nhiều cây cổ thụ gắn với lịch sử chùa.
Chùa Nam Nhã từng đặt trụ sở hoạt động của phong trào Đông Du kháng Pháp ở Cần Thơ. Tại đây, tháng 2/1913, sau khi từ Pháp trở về nước, chí sĩ yêu nước Cường Để cùng ông Nguyễn Giác Nguyên bàn bạc vận động phong trào yêu nước ở Nam Kỳ, bị thực dân Pháp phát hiện nên buộc đóng cửa.
Dù bị thực dân Pháp yêu cầu đóng cửa, trong chùa Nam Nhã phong trào cách mạng vẫn bí mật hoạt động. Năm 1929 khi Đặc ủy An Nam Cộng sản Đảng Hậu Giang được thành lập ở Bình Thủy, Chùa Nam Nhã chính là cơ sở liên lạc giữa Đặc ủy Hậu Giang với Xứ ủy Nam kỳ của những nhà cách mạng, trong đó có đồng chí Ngô Gia Tự - Bí thư xứ ủy đầu tiên của Nam Kỳ.
Chùa Nam Nhã có lối kiến trúc cổ kính, trang nhã, với khu vườn lớn trải dài ra sông Bình Thủy.
Hòa Hội