Người dân mua hàng tại chợ Búng Lao, xã Búng Lao (huyện Mường Ảng) thực hiện thanh toán theo hình thức quét mã QR, không dùng tiền mặt.
Bản Băng Sản, xã Quài Tở (huyện Tuần Giáo) đang “thay da đổi thịt” từng ngày. Đặc biệt, có điện lưới, có mạng internet, người dân tiếp cận với khoa học kỹ thuật, các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội như: Zalo, facebook, tiếp cận các sàn thương mại điện tử... để giới thiệu sản phẩm nông sản.
Anh Cà Văn Thiện, Trưởng bản, tổ trưởng Tổ công nghệ số cộng đồng bản Băng Sản chia sẻ: Nhờ chuyển đổi số nên tôi cũng ít phải lên UBND xã hơn so với trước kia vì mọi việc đều trao đổi qua nhóm zalo của lãnh đạo xã với các trưởng bản. Với vai trò trưởng bản tôi đã thành lập nhóm zalo của bản với 160 thành viên (đại diện cho 160 hộ dân trong bản), ngoài việc thông báo lịch họp, lịch lao động thì nhiều nội dung chỉ đạo của UBND xã tôi triển khai đến bà con bằng tin nhắn thoại qua nhóm zalo như: Thông báo lịch gieo trồng, các loại giống lúa, giống ngô mới; lịch tiêm vắc xin cho trẻ em, phụ nữ có thai; các biện pháp phòng, chống đói rét cho gia súc, gia cầm... Hiệu quả công việc cao.
Phát huy những lợi thế của chuyển đổi số, hiện nay ngoài nhóm zalo của ban lãnh đạo bản với lãnh đạo cấp xã, huyện, bản Băng Sản đã thành lập 5 nhóm zalo gồm: Nhóm Chi ủy chi bộ (3 thành viên); nhóm chi bộ (14 thành viên); nhóm an ninh bản (8 thành viên); đội văn nghệ (10 thành viên)...
Băng Sản có được kết quả đó không thể không nói đến vai trò của Tổ công nghệ số cộng đồng trong việc đưa những chủ trương, chỉ đạo, những phần việc từ Ban Chỉ đạo chuyển đổi số từ tỉnh, huyện, xã đến từng hộ dân. Hiện nay, Tổ công nghệ số cộng đồng bản Băng Sản gồm 9 thành viên nòng cốt là đoàn viên thanh niên. Tổ trực tiếp hỗ trợ, hướng dẫn người dân sử dụng các ứng dụng công nghệ thông minh, thương mại điện tử, dịch vụ hành chính công như: Cài đặt, sử dụng VNeID, Điện Biên Smart, Sổ sức khỏe điện tử, Agribank Plus... trên điện thoại thông minh.
Chị Lò Thị Thu, công chức văn hóa xã Quài Tở cho biết: Là thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng của xã, thường xuyên đi cài đặt, hướng dẫn người dân sử dụng các ứng dụng số tôi thấy người dân tiếp cận khá nhanh. Nhiều người đã biết sử dụng dịch vụ công trực tuyến trong khai sinh, khai tử, đăng ký kết hôn; một số đã biết “livestream, đăng bài giới thiệu bưởi, xoài, thịt sấy của gia đình trên mạng xã hội facebook, trên ứng dụng Điện Biên Smart.
Theo thống kê hiện nay, toàn tỉnh đã có 652.476 công dân được thu nhận hồ sơ căn cước công dân (đạt 99,7% đứng thứ 3 toàn quốc); 1.400 tổ công nghệ số cộng đồng đang hoạt động hiệu quả; 72.320 tài khoản đăng ký sử dụng Điện Biên Smart (tỷ lệ cài đặt trung bình trên số lượng thuê bao di động toàn tỉnh đạt 11,35%).
Với hình thức thanh toán nhanh chóng, thuận tiện hình thức thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay đang dần được người dân vùng cao, vùng nông thôn sử dụng. Hình thức thanh toán này hiện nay không chỉ có ở hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi trong thành phố, trung tâm các huyện, thị mà đã được áp dụng tại các chợ truyền thống, cửa hàng tạp hóa của người dân.
Tại chợ trung tâm xã Búng Lao (huyện Mường Ảng), đa phần các giao dịch đều thực hiện phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. Hầu hết các tiểu thương buôn bván tại chợ đều được cấp mã QR và đăng ký tài khoản ngân hàng trên điện thoại thông minh để giao dịch với khách hàng. Trong chợ Búng Lao, các gian hàng từ thịt, cá, đến đồ khô, gia vị... đều có một tấm biển gắn mã QR để khách hàng chuyển khoản.
Chị Lò Thị Xuyến, tiểu thương kinh doanh tại chợ Búng Lao chia sẻ: “Việc thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay khá phổ biến đối với người dân, khách hàng đi chợ thanh toán theo hình thức chuyển khoản chiếm trên 50% giao dịch trong ngày. Không chỉ các cán bộ, công chức, mà người dân tại các bản vùng sâu, vùng xa sử dụng hình thức giao dịch này cũng khá phổ biến”.
Mô hình chợ 4.0 thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng mở rộng đến vùng cao, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh. Thực hiện mô hình chợ 4.0, các tiểu thương được cấp phát mã QR miễn phí, tại chợ phát wifi miễn phí. Mô hình do Tập đoàn viễn thông Quân đội Viettel chi nhánh Điện Biên triển khai tại hầu hết các huyện, thị, thành phố, đặc biệt là các địa bàn vùng sâu như: Chợ Nà Hỳ (huyện Nậm Pồ); chợ Xá Nhè (huyện Tủa Chùa); chợ Mường Luân (huyện Điện Biên Đông)...
Anh Nguyễn