Chuyên gia cảnh báo 4 trường hợp cần thay thớt ngay để tránh rước bệnh

Chuyên gia cảnh báo 4 trường hợp cần thay thớt ngay để tránh rước bệnh
7 giờ trướcBài gốc
Thớt có thể là mối nguy hiểm lớn cho sức khỏe trong nhà bếp nhưng lại dễ bị bỏ qua nhất trong bếp. Tiến sỹ Hoàng Xuân, chuyên gia về Chăm sóc đặc biệt và Y học lồng ngực của Trung Quốc, chỉ ra rằng nếu được sử dụng trong thời gian dài và không vệ sinh đúng cách, chiếc thớt trông có vẻ bình thường nhưng thật ra các vết dao, vết nứt lại trở thành "căn hộ sang trọng" cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngay cả khi bề mặt được làm sạch, các vết dao trên thớt vẫn có thể ẩn chứa số lượng lớn vi khuẩn Staphylococcus aureus hoặc Escherichia coli, đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em và người già có hệ miễn dịch yếu.
Trong bài viết mới đây, TS Hoàng Xuân tiết lộ một khảo sát cho thấy cho biết, dù được làm từ bất kỳ vật liệu nào, số lượng khuẩn lạc (tập hợp các tế bào vi sinh vật, thường là vi khuẩn, có thể nhìn thấy bằng mắt thường, phát triển trên bề mặt môi trường nuôi cấy) trên những chiếc thớt đã sử dụng hơn 2 năm đều vượt quá 3.000 đơn vị hình thành khuẩn lạc trên một cm² và thớt tre thậm chí cao hơn gấp nghìn lần.
Nhiều trường hợp thớt trông vẫn nguyên vẹn bình thường nhưng vẫn nên thay. (Ảnh: Food&Wine)
Ông nhấn mạnh cần thay thớt ngay nếu có 4 yếu tố sau: Xuất hiện nấm mốc, có vết nứt, có vết dao sâu hoặc thớt đã sử dụng trên 2 năm (dù bề ngoài có vẻ vẫn nguyên vẹn, bình thường). Điều này giúp giảm thiểu rủi ro về an toàn thực phẩm.
Về chọn chất liệu thớt, TS Hoàng Xuân phân tích rằng trên thị trường không có chất liệu thớt nào hoàn hảo. Thớt tre, thớt nhựa tuy nhẹ nhưng dễ để lại vết dao hoặc ẩn chứa vi khuẩn; thớt thép không gỉ có tác dụng kháng khuẩn tốt nhưng dễ làm hỏng dao và gây trượt khi sử dụng; thớt gỗ truyền thống thân thiện hơn với dao nhưng nếu không bảo quản đúng cách thì dễ bị mốc sau khi thấm nước.
Ông cũng đặc biệt lưu ý khi mua thớt gỗ, nên chọn sản phẩm gỗ nguyên tấm để tránh chất formaldehyde thoát ra từ các tấm ghép, gây hại sức khỏe.
Để kéo dài tuổi thọ của thớt và đảm bảo vệ sinh, TS Hoàng Xuân cũng đưa ra 5 mẹo bảo quản:
- Sử dụng thớt riêng cho thực phẩm sống và chín để tránh lây nhiễm chéo.
- Vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần sử dụng.
- Giữ thớt thông thoáng và khô ráo.
- Khử trùng bằng chất khử trùng thường xuyên.
- Kiểm tra tình trạng của thớt bất cứ lúc nào và thay thế dứt khoát nếu phát hiện bất thường.
Cuối bài viết, TS Hoàng Xuân kêu gọi mọi người cảnh giác với những rủi ro tiềm ẩn của thớt, không để những chiếc thớt cũ trong nhà hay quán ăn trở thành "bom vi khuẩn".
"Vì sức khỏe của gia đình, đã đến lúc kiểm tra và làm mới thớt của bạn!", ông khuyên.
NGUYỆT ÁNH (Nguồn: Sohu)
Nguồn VTC : https://vtcnews.vn/chuyen-gia-canh-bao-4-truong-hop-can-thay-thot-ngay-de-tranh-ruoc-benh-ar952890.html