Một trong những sự kiện được quan tâm trong thời gian gần đây khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp thuế toàn cầu đối với hàng hóa nhập khẩu từ nhiều quốc gia. Mặc dù điều này gây ra tình trạng lo lắng cho các nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng lại mang đến một “cửa sổ cơ hội” đặc biệt cho Việt Nam trong việc tái định vị vai trò trong chuỗi cung ứng toàn cầu và tăng cường thu hút đầu tư.
Theo tuyên bố của ông Donald Trump, Mỹ sẽ tăng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa từ nhiều quốc gia, bao gồm cả các đối tác lớn như Trung Quốc, Liên minh châu Âu, Hàn Quốc và thậm chí là những nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Mức thuế thực hiện từ 10% đến 60% tùy chọn đối với loại sản phẩm và nhà sản xuất.
Tuy nhiên, chính sách bảo hộ thương mại này lại vô tình tạo ra một khoảng trống trong chuỗi cung ứng toàn cầu – vốn đang gắn bó chặt chẽ và phụ thuộc vào các thị trường lớn như Trung Quốc. Khi các doanh nghiệp quốc tế tìm cách né tránh thuế cao từ Trung Quốc hoặc các điểm thương mại khác, Việt Nam nổi lên như một điểm đến thay thế hấp dẫn với nhiều yếu tố lợi ích.
Theo Chuyên gia kinh tế trong lĩnh vực Xuất nhập khẩu Nguyễn Tuấn Việt – TGĐ Công ty Xúc tiến Xuất khẩu Vietgo: Tổng thống Donald Trump áp thuế toàn cầu là một vấn đề cực kỳ nóng thế nhưng sẽ là cơ hội để Việt Nam có thể phát triển mạnh.
Để giải đáp cho quan điểm trên, ông Việt nhận định thời gian tới Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ tiếp tục hạ thuế cho Việt Nam dựa trên nhiều cơ sở. Bởi lẽ Việt Nam một trong những nước đầu tiên thuộc Top đàm phán thuộc nhóm các nước đi đầu trong đàm phán và đã dành những điều kiện tốt nhất như mở cửa thị trường và cắt giảm thuế về 0%. Ngoài ra, dựa trên mặt bằng thuế quan, Mỹ sẽ cân chỉnh mức thuế cho phù hợp để không bị thiên lệch giữa các quốc gia và Việt Nam sẽ có xu hướng giảm tiếp.
Việc Mỹ áp thuế toàn cầu có thể tạo động lực để các quốc gia tìm kiếm sự hợp tác song phương hoặc đa phương nhằm ứng phó với tình hình mới. Điều đáng chú ý tại thời điểm những hiệp ước thương mại tự do giữa các quốc gia hoặc các khối quốc gia (FTA) sẽ được ký rất dễ dàng.
Tại sao Việt Nam sẽ phát triển mạnh?
Chuyên gia Nguyễn Tuấn Việt cũng nêu ra 3 lý do, thứ nhất Việt Nam đang tham gia số lượng FTA thuộc hàng lớn nhất thế giới, nghĩa là Việt Nam đang bắt tay với nhiều quốc gia nhất toàn cầu. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang lợi thế khi nằm ở trong nhóm các nước có mức áp thuế tốt. Chính vì thế chính sách nhập khẩu của các nước đối với hàng Việt Nam đang thuộc hàng tốt nhất thế giới.
Chuyên gia kinh tế trong lĩnh vực Xuất nhập khẩu Nguyễn Tuấn Việt tại tọa đàm 30 năm kỷ niệm quan hệ Việt – Mỹ.
Thứ hai, châu Á đang là thị trường năng động và tốt nhất thế giới hiện nay. Với số lượng dân số lớn hơn 50% dân số toàn cầu, châu Á còn có những nền kinh tế phát triển chóng mặt và được coi là mái nhà sản xuất của thế giới. Việt Nam nằm ở trung tâm đang khẳng định được vai trò, vị thế đối với châu Á và ASEAN.
Thứ ba, Chính phủ Việt Nam đang điều hành rất tốt với những bước đi chiến lược tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Chế độ một Đảng Cộng sản sáng suốt của Việt Nam mang đến tâm lý nhà đầu tư yên tâm và ổn định hơn.
“Với ba lý do trên, tôi cho rằng Việt nam sẽ trở thành cường quốc và sẽ tận dụng được lợi thế của chúng ta nằm trên mặt đường hàng hải quốc tế, địa thế trung tâm của châu Á, mái nhà của sản xuất. Nền kinh tế châu Á năng động và có tốc độ phát triển mạnh. Nhiều hiệp ước FTA cùng với lượng thuế áp ở các nước nhập khẩu đang rất tốt và Việt Nam duy trì môi trường chính trị ổn định, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư quốc tế”, ông Nguyễn Tuấn Việt khẳng định.
Trước làn sóng cơ hội lớn, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt là trong các lĩnh vực có tiềm năng xuất khẩu cao như may, da giày, điện tử, nông sản chế biến. Việc đầu tư vào công nghệ, tiêu chuẩn hóa quy trình sản xuất, cải tiến mẫu mã, và đảm bảo xuất khẩu rõ ràng sẽ là yếu tố sống còn để bảo vệ vững chắc trước bất kỳ biến động chính sách nào từ phía Mỹ hoặc các đối tác khác.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần tận dụng các hiệp định thương mại để mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác mới và thiết lập cung ứng linh hoạt cao. Các đơn vị chiến lược bài bản sẽ không chỉ vượt qua những cú sốc chính sách mà còn tăng mạnh hơn trong giai đoạn hậu khủng hoảng.
Hải Đăng