Kỹ sư Vũ Đình Thanh, chuyên gia kỹ thuật, đại diện của NPO ALMAZ Nga, nơi sản xuất các hệ thống tên lửa phòng không nhất thế giới như S300, S500, S1000 cho biết, mũi tên đồng Cổ Loa y hệt như mũi tên bay flechette của không quân Pháp trong thế chiến 1. Theo kết quả đã kiểm chứng, trong Thế chiến 1, flechette từ độ cao 18m có thể xuyên thủng sọ người, 56m xuyên thủng mũ sắt. Như vậy, mũi tên đồng Cổ Loa (hệt như mũi tên bay flechette), nếu bắn từ núi Phja Dạ Cao Bằng cao 2000 m chắc chắn “xuyên tá” 10 tên giặc Tần. Điều này đúng như sử Trung Quốc Việt Kiều Thư đã viết “Âu Lạc thời Tần rất mạnh, có phép dùng nỏ rất giỏi, một phát tên đồng có thể bắn chết hơn chục người. Triệu Đà sợ lắm”.
Nỏ thần thời Hùng Vương: Cách bắn tên hiệu quả nhất thế giới?
Trò chuyện với Tri thức và Cuộc sống, kỹ sư Vũ Đình Thanh cho biết, tại Hội nghị Sử học toàn quốc lần thứ nhất, khi anh thuyết trình về nỏ thần, đã nhận được sự quan tâm lớn từ các chuyên gia, nhà nghiên cứu. GS.TS Võ Văn Sen, chủ tọa của hội nghị bày tỏ sự tán thưởng, công nhận nỏ thần có thật, một lần bắn giết vạn quân. Một giảng viên đại học đặt câu hỏi: Làm sao biết được là nỏ thần bắn các mũi tên đồng Cổ Loa bé tí mà không cần lắp thân tên? Từ đâu người Việt xưa đã có được công nghệ mà ngày nay còn rất khó hiểu đối với rất nhiều người ? Lúc đó kỹ sư Thanh chưa trả lời vì có nghi vấn thời Hùng Vương đã làm ra nỏ thần.
Kỹ sư Vũ Đình Thanh, chuyên gia kỹ thuật, đại diện của NPO ALMAZ Nga.
Kỹ sư Thanh chia sẻ, anh đã trăn trở câu hỏi này từ rất lâu và mới đây, khi vô tình đọc được Ngọc Phả Hùng Vương, anh đã có câu trả lời. Ngọc Phả Hùng Vương viết: “Thục Vương vốn là bộ chủ Ai Lao, cũng là dòng phái của tiền hoàng đế. Nay quốc thế không được bình thường, cũng là do tiền định. Vua có yêu riêng gì một cõi đất phương nam mà cưỡng lại ý trời, làm hại sinh linh? Vả lại, bệ hạ và thần có phép thần tiên, không gì hơn là quay về chốn Bồng Hồ, Lãng Uyển, tiêu dao ở làng quê bất lão, thanh nhàn nơi gác phượng lầu rồng, há phải nhiễm bẩn bụi trần, vàng ngọc châu báu cũng chẳng bằng mảy lông, ngọc nữ tiên đồng cũng chỉ mát mắt chốc lát. Trí lực như thế mới thật là cao!
Tuyền Vương cho là phải liền sai đưa thư nhường nước cho Thục Vương. Tuyền Vương nhân đó tặng cho Thục Vương chiếc nỏ thần, rồi trở về núi Nghĩa Lĩnh cùng với Tản Viên Sơn Tinh biến hóa vào cõi hóa sinh bất diệt”.
“Tôi thấy thông tin từ Ngọc Phả Hùng Vương là Hùng Vương trao nỏ thần cho An Dương Vương là vô cùng logic và cũng là điều tôi nghi ngờ bấy lâu”, kỹ sư Thanh cho hay.
Kỹ sư Thanh cho biết, từ 5 năm trước , khi bắt đầu tìm hiểu về “nỏ thần Hùng Vương”, anh đã được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của tiến sĩ Hoài Anh, một cán bộ của bảo tàng lịch sử phụ trách các cổ vật.
Mũi tên đồng Cổ Loa ở Bảo tàng lịch sử. Nguồn: Kỹ sư Vũ Đình Thanh.
TS Hoài Anh đã cho kỹ sư Thanh xem xét các mũi tên đồng Cổ Loa nguyên bản mà khảo cổ tìm được cùng các khuôn đúc đồng. Từ đây, kỹ sư Thanh đã nhìn ra một bí mật không thể tin được, đó là các mũi tên đó hoàn toàn khác biệt với các loại mũi tên khác, có cấu trúc các cánh nhỏ dần đều theo chiều nhất định để tạo hiệu ứng xoay quanh trục. Điều này, khiến các mũi tên đồng Cổ Loa hoàn toàn tương đồng với mũi tên bay Flechette của không quân Pháp 2200 năm sau đó thả từ máy bay và khinh khí cầu từ 18m tiêu diệt bộ binh và kỵ binh.
Cũng trong buổi này, kỹ sư Vũ Đình Thanh được giới thiệu kỹ lưỡng về trống đồng Ngọc Lũ với thông tin, sau 2500 năm cho đến nay, người Việt chưa ai đúc được trống đồng kêu được như trống đồng Ngọc Lũ. Có thể hình dáng thì giống, nhưng âm thanh thì không.
Trống đồng Ngọc Lũ. Ảnh: Bảo tàng Nhân học.
Quan sát kỹ lưỡng các cung thủ trên trống đồng Ngọc Lũ với mục đích tìm hiểu mũi tên thời Văn Lang, kỹ sư Thanh nhận thấy, các cung thủ trên trống đồng bắn các mũi tên với hai loại đầu mũi hoàn toàn khác nhau: Một đầu mũi tên 2 cạnh thông thường và đầu mũi tên hình quả trám mà thiết diện chính là mũi tên đồng Cổ Loa.
Ngay từ đầu, kỹ sư Thanh đã nghĩ rằng các mũi tên đồng Cổ Loa không cần gắn vào thân tên mà cứ thế bắn. Nếu bắn từ trên cao sẽ có hiệu ứng rất mạnh vì có chuyển động nhanh dần đều và lại quay quanh trục. Thế nhưng trên trống đồng lại có hình cung thủ bắn mũi tên đồng Cổ Loa bằng cung, tức là phải gắn mũi tên đồng Cổ Loa vào thân tên.
Bản vẽ loại mũi tên được khắc họa rõ nét trên trống đồng Ngọc Lũ. Nguồn: Kỹ sư Vũ Đình Thanh.
Quan sát kỹ lưỡng tiếp, kỹ sư Thanh đã nhận thấy một điều bất thường nhưng về kỹ thuật lại rất logic, đó là việc cung thủ dẫm lên một sợi dây. “Thì ra, sợi dây đó đã giữ thân tên lại để mũi tên đồng Cổ Loa bay đi. Mũi tên đồng được tăng vận tốc khi cắt phần thân tên đi sẽ có vận tốc lớn hơn bình thường rất nhiều. Chỉ mình phần mũi tên như đầu viên đạn bay đi nên sẽ nhẹ hơn và như vậy bay xa bay nhanh hơn, nguy hiểm hơn. Cách bắn tên này hiệu quả nhất thế giới vì tập trung được năng lượng lớn vào mũi tên nhỏ”, kỹ sư Vũ Đình Thanh phân tích.
Nếu bắn cung mũi tên đồng Cổ Loa từ đỉnh núi Phja Dạ, Cao Bằng cao gàn 2000 m thì mũi tên có chuyển động nhanh dần đều rất mạnh, có thể "xuyên táo" 10 tên giặc Tần. Nguồn: Kỹ sư Vũ Đình Thanh.
Theo kỹ sư Vũ Đình Thanh, mũi tên đồng Cổ Loa y hệt như mũi tên bay flechette của không quân Pháp trong Thế chiến 1. Theo kết quả đã kiểm chứng trong Thế chiến 1, flechette từ độ cao 18m xuyên thủng sọ người , 56m xuyên thủng mũ sắt. Như vậy, mũi tên đồng Cổ Loa (hệt như mũi tên bay flechette), nếu bắn từ núi Phja Dạ Cao Bằng cao 2.000m chắc chắn xuyên táo 10 tên giặc. Điều này đúng như sử Trung Quốc Việt Kiều Thư đã viết “Âu Lạc thời Tần rất mạnh, có phép dùng nỏ rất giỏi, một phát tên đồng có thể bắn chết hơn chục người. Triệu Đà sợ lắm”.
Cắn cứ vào hình của cung thủ trên trống đồng Ngọc Lũ với sợi dây giữ phần thân tên, kỹ sư Thanh đã hiểu rằng nỏ thần khi bắn cả vạn tên mà giữ ống tên lại như trong hình trên trống đồng Ngọc Lũ thì cả vạn tên sẽ bay được xa. Đây chính là điều khiến anh đặt ra câu hỏi, lẽ nào Nỏ Thần đã được xuất hiện từ thời Hùng Vương? Và câu trả lời đã được tìm thấy trong Ngọc Phả Hùng Vương.
Triệu Đà chưa bao giờ chiếm thành Cổ Loa?
Cũng từ những khẳng định về "nỏ thần Hùng Vương", kỹ sư Vũ Đình Thanh đi tới nghi vấn: Có phải Triệu Đà chưa bao giờ chiếm thành Cổ Loa, tức chưa bao giờ đô hộ Âu Lạc? Theo kỹ sư Vũ Đình Thanh, nhiều bằng chứng chỉ ra, nhà Triệu không hề có công nghệ bắn các mũi tên đồng Cổ Loa bé tí được khắc họa rõ ràng trên trống đồng và được khảo cổ tìm được các mũi tên đồng Cổ Loa trên khắp Việt Nam. Nhà Triệu không hề biết tới công nghệ nỏ thần cùng lúc bắn cả vạn mũi tên đồng Cổ Loa giết cả vạn quân, mà bằng chứng quan trọng nhất là hệ thống lò đúc các mũi tên đồng Cổ Loa mới được tìm thấy trong thành nội Cổ Loa năm 2007.
Tường thành Cổ Loa. Ảnh: Hoàng Thành Thăng Long.
“Nếu Triệu Đà chiếm được Cổ Loa thì việc đầu tiên là kiểm soát siêu vũ khí nỏ thần một lần bắn giết vạn quân, phải biết đến cách bắn các mũi tên đồng Cổ Loa một phát tên giết 10 tên giặc, phải tìm thấy hệ thống lò đúc các mũi tên đồng tại thành Cổ Loa. Thế nhưng sử sách và tất cả bằng chứng khảo cổ lăng mộ của nhà Triệu không hề có một dấu vết nào về việc nhà Triệu sử dụng công nghệ vô cùng tiên tiến, mạnh hơn đạn súng trường cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX tức 2200 năm sau đó này. Triệu Đà không hề có công nghệ mà sử Trung Quốc Việt Kiều Thư ghi rõ: “Âu Lạc thời Tần rất mạnh, có phép dùng nỏ rất giỏi, một phát tên đồng có thể bắn chết hơn chục người. Triệu Đà sợ lắm”, kỹ sư Vũ Đình Thanh cho hay.
Kỹ sư Thanh đã phục dựng lại được cách bắn mũi tên đồng Cổ Loa vô cùng uy lực như trên trống đồng Ngọc Lũ, đã phục dựng được “nỏ thần Hùng Vương” bắn cùng lúc vạn tên đồng Cổ Loa giết vạn quân. Theo anh, đây chính là các căn cứ kỹ thuật quan trọng để các nhà sử học xem xét lại toàn bộ lịch sử thời kỳ Bắc thuộc.
Kỹ sư Thanh cho rằng, thời Văn Lang Âu Lạc, người Việt đã có loại cung bắn được mũi tên đồng Cổ Loa còn mạnh hơn viên đạn đồng từ súng trường cuối thế kỹ XIX , đầu thế kỷ XX thì dân tộc đó không dễ gì để bị bắt nạt. Đó là chưa kể đến nỏ thần vô cùng uy lực bắn cùng lúc cả vạn tên như đạn pháo ngày nay.
Công nghệ dùng cung bắn mũi tên đồng Cổ Loa rất phức tạp vì mũi tên chỉ bay xa, bay mạnh chỉ ở một điểm duy nhất, ai không biết thì mũi tên đồng sẽ không tách ra khỏi thân tên và không bay được. “Nỏ thần Hùng Vương” cũng vậy, để vạn mũi tên tách được ra khỏi ống và có vận tốc lớn nhất phải hiểu công nghệ và cũng như cung bắn mũi tên đồng Cổ Loa. Chỉ có một điểm duy nhất để chùm tên bay được ra khỏi ống tên đó là điều mà các nhà khoa học Trung Hoa cách đây 3 năm không biết khi tìm cách phục dựng nỏ thần (đã phát trên truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV9 / CNTV và youtube ) nên chùm tên không thể bay khỏi nỏ.
“Điều đó chứng minh Trung Quốc không biết gì về các công nghệ đặc biệt của người Việt xưa . Đây cũng là cơ sở để tôi đặt ra nghi vấn : Triệu Đà chưa chắc đã chiếm Âu Lạc và nghìn năm Bắc thuộc chưa hẳn là sự thật”, kỹ sư Vũ Đình Thanh nói.
Theo kỹ sư Thanh, vũ khí Thánh Gióng hoàn toàn có thật. Điều này đã được Thượng tướng, Viện sĩ, Tiến sĩ, AHLLVT Nguyễn Huy Hiệu kiểm chứng và nhất trí với anh. Theo đó, Thánh Gióng là tượng một đứa trẻ đặt trên voi trong vỏ giáp sắt hình con ngựa, dùng sức của con hổ đập gậy sắt, nhổ bụi tre giết giặc và dùng hoa tre để tạo ra lửa từ ngựa sắt phun ra… Những mô tả này trùng khít với những vũ khí đã được tìm thấy và ghi lại trong lịch sử. Một dân tộc có trình độ công nghiệp quân sự vô cùng phát triển như thế thì chắc chắn là rất khó bị đánh chiếm.
Mời quý độc giả xem video Kỹ sư Vũ Đình Thanh, chuyên gia kỹ thuật, đại diện của NPO ALMAZ Nga nói về bằng chứng nỏ thần xuất hiện từ thời Hùng Vương. Nguồn: NVCC.
Mai Loan
Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống : https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/chuyen-gia-vu-khi-no-than-xuat-hien-tu-thoi-hung-vuong-2094909.html