Chuyển dịch chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng sản xuất
Chuyển dịch chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng sản xuất đang diễn ra mạnh mẽ và ngày càng hướng đên công nghệ cao, sản xuất thông minh, trong khi Việt Nam tiếp tục được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá là điểm đến đầu tư hấp dẫn, là một trung tâm sản xuất mới ở châu Á.
Với sự phát triển của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo và tự động hóa, những mô hình truyền thống không còn đáp ứng được, cần phải thay đổi tư duy từ sản xuất đơn lẻ sang phát triển hệ sinh thái liên kết, chia sẻ thông tin và nguồn lực, cần phải xây dựng các chuỗi cung ứng thông minh, giúp giảm thiểu chi phí, tăng tính linh hoạt và cải thiện chất lượng sản phẩm để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện khả năng cạnh tranh công nghiệp và đóng góp vào các mục tiêu phát triển bền vững.
Một góc Khu công nghiệp Đông Mai tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Ảnh Tiến Dũng
Chia sẻ tại Diễn đàn khu công nghiệp trục cao tốc phía Đông, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Phạm Đức Ấn cho biết: Tỉnh Quảng Ninh đã chủ động, kịp thời ban hành những chủ trương, chính sách để tích cực tận dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, nhất là thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, như là: Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 05/02/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chuyển đổi số toàn diện tinh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 28/4/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tinh Quảng Ninh về phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030... với mục tiêu thúc đầy chuyền đổi số toàn diện, xây dựng chính quyền 4 số (phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số) để tăng năng suất và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân; khuyến khích các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp tích cực đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với xu thế mới.
Tỉnh Quảng Ninh đã bước đầu hình thành các chuỗi ngành công nghiệp dệt may công nghệ cao; chuỗi ngành công nghiệp cơ khí chế tạo, lắp ráp thiết bị điện, điện tử; tổ hợp công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô và sản xuất linh kiện ô tô trên địa bàn các khu công nghiệp của tỉnh.
Hiện nhiều công nghệ cao, công nghệ mới, hiện đại đã được các doanh nghiệp tại Quảng Ninh lựa chọn áp dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh để nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh. Qua đó, góp phần cải thiện chất lượng tăng trưởng của tỉnh, năng suất lao động nâng lên rõ rệt.
Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Ninh đang tiếp tục đầy mạnh cơ cấu lại khu vực công nghiệp, tăng nhanh quy mô và tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo. Tập trung thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thế hệ mới vào các khu công nghiệp, các dự án đầu tư vào các ngành nghề sản xuất thông minh, hàm lượng tri thức cao, trí tuệ nhân tạo, công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ. "Tỉnh Quảng Ninh sẽ tích cực đồng hành, hỗ trợ các doanh nghiệp đi vào hoạt động, bổ sung năng lực tăng thêm, tăng năng suất, sản lượng" - ông Phạm Đức Ấn khẳng định.
Đón bắt xu hướng dịch chuyển sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia
Để có thể đón bắt xu hướng dịch chuyển sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia đến Việt Nam ngày càng được định hình rõ, việc ra quyết định đầu tư tại các tinh, thành phố diễn ra trong thời gian rất ngắn dẫn đến việc xử lý, điều hành của từng địa phương trong các lĩnh vực: Đầu tư, đất đai, quy hoạch, cung ứng năng lượng, lao động... luôn đòi hỏi phải có tính linh hoạt rất cao để đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư.
Đại diện các tỉnh, thành phố thành viên VEHEC tại Diễn đàn Khu công nghiệp trục cao tốc phía Đông năm 2024. Ảnh Thế An
Theo ông Hoàng Minh Cường - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng: Nhằm phát huy những lợi thế của các địa phương, để khu vực liên kết kinh tế trục cao tốc phía đông có thể đi trước đón đầu dòng vốn dịch chuyển của các Tập đoàn đa quốc gia trong thời gian tới, thành phố Hải Phòng đề xuất, kiến nghị với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các tinh: Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên một số nội dung hợp tác như: Tập trung đầu tư mạnh mẽ cho phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại và đầy mạnh liên kết vùng trong phát triền hệ thống vận tài đa phương thức, tăng chất lượng dịch vụ logistics.
Cùng với đó, các địa phương chủ động nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách cho khu vực để phát huy tiềm năng, thể mạnh của từng địa phương trong việc thu hút đầu tư với định hướng phát triển ngành công nghiệp xanh, bền vững, giảm phát thải nhà kính.
Thêm vào đó, đẩy mạnh hợp tác, phát huy lợi thế của từng địa phương trong đào tạo nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của khu vực. Cuối cùng là thúc đẩy hình thành trung tâm nghiên cứu phát triển, đổi mới, sáng tạo trong khu vực liên kết kinh tế trục cao tốc phía đông, nâng cao năng lực hấp thụ vốn và khả năng tham gia chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng thông minh toàn cầu.
Tính đến thời điểm hiện tại, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố Hải Phòng (GRDP) tăng 11,01% so với năm 2023. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 15% so với năm 2023, đạt kế hoạch năm đề ra. Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2024 ước đạt trên 116.300 tỷ đồng, vượt trên gần 19% dự toán Trung ương giao, vượt 9% dự toán HĐND TP Hải Phòng giao. Trong đó, thu nội địa đạt trên 48.200 tỷ đồng, vượt trên 28% dự toán Trung ương giao và vượt trên 7% dự toán Hội đồng nhân dân thành phố giao.
Tính từ tháng 01/2021 đến nay, thu hút đầu tư nước ngoài tại Hải Phòng có sự tăng trưởng vượt bậc, bình quân thu hút được 3,6 tỷ đô la Mỹ/năm, luôn nằm trong top đầu về thu hút đầu tư nước ngoài của cả nước. Kim ngạch xuất khẩu năm 2024 của Hải Phòng ước đạt 33,25 tỷ USD, sản lượng hàng hóa qua cảng đạt 190 triệu tấn.
Thế An - Tiến Dũng