Cơn khủng hoảng siêu hình học: Phật giáo và AI

Cơn khủng hoảng siêu hình học: Phật giáo và AI
38 phút trướcBài gốc
Tác giả: Jampa Dorje
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: https://cwuobserver.com
Một cuộc cách mạng đang diễn ra và đang thay đổi cách chúng ta hiểu thế giới. Các nhà khoa học dữ liệu Tristan Harris và Asa Raskin, những người đồng sáng lập Trung tâm Công nghệ ngành Nhân văn học là động lực thúc đẩy động lực "The Social Dilemma" - phim về mối nguy hiểm của mạng xã hội của dịch vụ truyền dữ liệu video theo yêu cầu trên toàn cầu, Netflix Inc., họ công bố rằng “50% trong số tất cả các nhà nghiên cứu ngành Trí tuệ nhân tạo (AI) khẳng định rằng có khoảng 10% hoặc nhiều hơn khả năng con người sẽ tuyệt chủng do không kiểm soát được AI”. Thực sự nguyên nhân dẫn đến tuyệt vong của chúng ta không phải là mối đe dọa từ bên ngoài mà là từ bên trong.
Khi một sự kiện có ý nghĩa nghiêm túc, đôi khi các phóng viên ký giả sử dụng thuật ngữ “Khủng hoảng hiện sinh” (existential crisis) như một cách nói hoa mỹ để nhấn mạnh tầm quan trọng của sự kiện đối với sự tồn tại của chúng ta.
Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của Trí tuệ nhân tạo (AI) có quy mô và hậu quả sâu rộng đến mức cần phải có một từ cường điệu như “siêu hình học” (metaphysics), một nhánh triết học quan tâm đến việc giải thích bản chất của thế giới là cái đằng sau các hình thái vật chất cũng như biểu hiện của chúng được gọi là hiện tượng, là căn nguyên tối hậu và là những nguyên lý đầu tiên và phổ quát nhất của thực tại. Đây là một môn học về sự tồn tại hoặc sự thật.
Siêu hình học là một thuật ngữ chính xác để sử dụng bởi nó đưa ra những gì ẩn sau sự thay đổi mô hình đang diễn ra trong ý thức của chúng ta. Chúng ta đang ở trên bờ vực thẳm của một ý thức mới, dũng cảm.
Giám đốc Chương trình Phát triển Nghiên cứu Châu Á và là điều phối viên Sáng kiến Những vấn đề đạo đức trong trí tuệ nhân tạo (AI) tại Trung tâm Bờ Đông-Tây ở Honolulu, Hawa, Hoa Kỳ, Thiền giả Peter D. Hershock khẳng định rằng chúng ta đang chuyển từ kỷ nguyên thu thập dữ liệu của máy tính sang kỷ nguyên “Nền kinh tế sức chú ý” (attention economy), một cách tiếp cận quản lý thông tin coi sức chú ý của con người như một mặt hàng khan hiếm, áp dụng các lý thuyết kinh tế học để giải quyết các vấn đề trong quá trình quản lý thông tin.
Công nghệ dữ liệu lớn (Big data technology), các công cụ phần mềm được sử dụng để quản lý dữ liệu và chuyển đổi chúng thành thông tin hữu ích cho doanh nghiệp. Công nghệ này phân tích, xử lý và trích xuất thông tin giá trị từ một tập dữ liệu khổng lồ có cấu trúc phức tạp. Công nghệ dữ liệu lớn hiện có thể xác định chúng ta là những cá nhân và thông qua quảng cáo để khai thác chúng ta về mặt kinh tế, điều mà Thiền giả Peter D. Hershock gọi là “sự chiếm hữu các khả năng tinh thần của chúng ta”, tạo ra một cuộc cách mạng siêu hình học, sẽ ngày càng thêm đe dọa đến quyền tự do suy nghĩ và hành động của chúng ta.
Chúng ta đang bị cuốn hút vào một thế giới đáng sợ hãi bởi một công nghệ sử dụng trí tuệ tổng hợp để định hình hành vi của chúng ta. Chúng ta bị đắm chìm trong tin tức giả mạo; chúng ta bị quyến rũ bởi hàng hóa của tính dục hóa (sexualization); khả năng tập trung của chúng ta trở nên chậm chạp hơn khi chúng ta lướt web; tâm trạng của chúng ta trở nên bệnh hoạn hơn khi chúng ta cuộn trang web theo hướng bi quan. Trí tuệ nhân tạo (AI) có những hậu quả siêu hình vì nó đang trong quá trình định hình trí thông minh của con người.
Liệu những lời dạy của đức Phật có thể dẫn dắt chúng ta trên hành trình thú vị nhưng đầy nguy hiểm này không?
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sống và hành đạo tuyên dương Diệu pháp Như Lai, thuyết pháp độ sinh vào thế kỷ V trước Tây lịch và được sinh trưởng trong đạo Hindu. Kinh Vệ Đà (tiếng Phạn: वेद; tiếng Anh: Veda) xem như là cỗi gốc của giới Bà La Môn và là suối nguồn của nền văn minh Ấn Độ, là một khối lượng lớn các văn bản tôn giáo Ấn Độ, được ghi chép bằng Phạn ngữ cổ vào khoảng thời gian từ những thập niên 1400 đến năm 1200 trước Tây lịch. Đây là Dữ liệu lớn của thời đức Phật còn tại thế, thông qua những kim ngôn khẩu ngọc giáo lý quý báu của Ngài đã được duy trì và phát huy trong một trật tự xã hội quyết định được gọi là hệ thống đẳng cấp, một ví dụ dân tộc học mẫu mực về đẳng cấp. Đẳng cấp là các nhóm xã hội cứng nhắc được cha truyền con nối về phong cách, nghề nghiệp và vị trí xã hội. Nó có nguồn gốc từ Ấn Độ cổ đại.
Đức Phật an tọa tham thiền nhập định dưới cội Bồ đề suốt 49 ngày, khi thành tựu được sự Giác ngộ, thì Ngài nói rằng: “Lạ thay! Tất cả chúng sinh đều có bản chất Giác ngộ bình đẳng như nhau. Không có giai cấp cùng dòng máu đỏ, cùng giọt nước mắt mặn. Ta là Phật đã thành chúng sinh là Phật sẽ thành.
Ngược dòng lịch sử nhân loại thế giới hơn 25 thế kỷ, Ngài kêu gọi: “Xóa bỏ giai cấp, đem lại sự Tự do Bình đẳng cho loài người”. Câu nói Tự do Bình đẳng này trước tiên là từ kim ngôn khẩu ngọc Phật Thích Ca nói ra, Ngài là người đầu tiên dẫn dắt loài người tranh thủ Tự do Bình đẳng nhưng ngày nay đã bị người ta quên mất, họ cho Ngài là một vị thần hoặc chúa tể, là một quái vật mê tín chẳng thể hiểu. Thật là ngu dại và quên cội nguồn biết bao!
Xin ghi nhớ rằng sự Tự do Bình đẳng của Tuyệt đối là trung tâm tư tưởng của Phật. Trong kinh điển Đại thừa có phát huy rằng: “Đắc đại giải thoát, đắc đại tự tại cho đến Định huệ Bình đẳng, tất cả Bình đẳng v.v...” đều là nghĩa này, chẳng phải lời nói suông mà là thực tại có thể đạt đến, là lý lẽ vĩnh viễn chẳng biến đổi.
Ảnh: cwuobserver.com
Phật giáo là Đạo: “TỰ DO - BÌNH ĐẲNG - TUYỆT ĐỐI”.
Sau khi giác ngộ thành quả Vô thượng Bồ đề hiệu Phật Thích Ca Mâu Ni, đầu tiên Ngài tuyên thuyết Kinh Chuyển Pháp Luân được xem như là bài thuyết pháp đầu tiên của đức Phật sau khi Ngài đắc đạo dưới cội Bồ đề. Từ đó Tứ Diệu Đế được xem là chân lý, là sự thật chắc chắn toàn hảo nhất. Tứ Đế đối với Phật giáo Nguyên thủy là con đường duy nhất để có giải thoát giác ngộ chứng đắc Thánh quả A la hán.
Trong khi đó, Phật giáo Đại thừa xem nó chỉ là giáo lý cơ bản Phật dạy trong lúc ban sơ mà giáo lý Bát Nhã nói về Tính Không, Phật tính mới là cứu cánh tối thượng.
Ngài đã tạo ra kim chỉ nam, con đường chính pháp được gọi là Tứ Diệu Đế hay Tứ Thánh Đế, giải thoát chúng ta khỏi những nỗi khổ niềm đau bởi sự si mê bám chấp vào thế giới hiện tượng vô thường.
Đâu là sự khác biệt giữa ý muốn thoát khỏi si mê vướng mắc sai lầm. Nếu tôi tự hỏi mục đích sử dụng các thiết bị công nghệ của mình là gì, có thể tôi tự trau dồi bản thân hoàn hảo hơn khi sử dụng nó. Nếu tôi chỉ sử dụng nó để giải trí, tôi dễ bị kiểm soát hơn. Triết lý đạo Phật khuyên tôi nên sử dụng công nghệ một cách xây dựng vì lợi ích của bản thân mình và người khác. Điều này có nghĩa là nhận thức được rằng luồng quảng cáo liên tục là những yêu cầu về sự quan tâm của tôi không phải là những thứ tôi cần phản ứng lại. Khi tôi nhận thức rằng những nỗi khổ niềm đau phát sinh từ si mê vướng mắc sai lầm vào những thứ vô thường, tôi có thể tập trung vào những gì quan trọng đối với tôi để hoàn thành và tránh những kích thích không cần thiết.
Ứng dụng thực tiễn chính niệm trong từng phút giây trong đời sống thường nhật, là trọng tâm của Phật giáo và bao gồm việc hiện diện hoàn toàn và nhận thức được những suy nghĩ, cảm xúc và môi trường xung quanh của cá nhân mỗi người. Bằng cách phát triển kỹ năng thiền định này, tôi có thể nhận thức được công nghệ ảnh hưởng đến tâm trí của bản thân mình như thế nào. Tôi có thể học cách nhận thức được rằng khi nào mình bị cuốn hút vào “Nền kinh tế chú ý” và đưa ra quyết định có nhận thức để thoát khỏi nó.
Trí tuệ nhân tạo (AI) đã khẳng định cho biết là mang tính cách mạng và thay đổi thế giới, nhưng nó không phải là không có rủi ro. Các chính phủ, doanh nghiệp, cá nhân cũng như máy móc sẽ có tiếng nói trong cách áp dụng và cách tính toán sự rủi ro, Triết lý đạo Phật có thể ảnh hưởng đến những cân nhắc này.
Cần thiết về cách mạnh bản thân để cứu nhân loại
Kết luận trước đây của tôi về triết lý đạo Phật, có bất kỳ ảnh hưởng nào đến việc giải quyết những nhược điểm của cuộc cách mạng công nghệ đang diễn ra, cũng giống như việc băng bó một miếng băng cứu thương lên một vết thương nghiệm trọng.
Vào mùa hè năm 2008, khi tôi đang chuẩn bị tu tập thiền định tĩnh tâm dài hạn tại Tara Mandala, một trong những công việc của tôi là đưa những hành giả tĩnh tâm khác vào các cabin và chăm sóc họ trong thời gian họ ở đó. Suy thoái kinh tế và nhiều người tĩnh tâm đang trong tình trạng hỗn loạn. Một người đàn ông, chúng ta hãy gọi anh ta là Lester, một nhà giao dịch trong ngày trên Phố Wall, một tuyến phố dài tám ô phố trong khu tài chính của hạ Manhattan thuộc Thành phố New York, tiểu bang New York, Hoa Kỳ đã lướt qua một nghìn dặm để ở một mình trong rừng trong một cabin với hy vọng giải quyết những xung đột trong cuộc sống của mình. Anh ta đến để cầu xin một vị Lạt Ma Tây Tạng giải quyết nhanh chóng.
Vị Lạt Ma bảo anh ta rằng, anh phải hoàn thành một loạt các chuẩn bị thực hành trước khi có thể nhận được Đại Viên Mãn là một pháp thiền rất cao cấp về những mức độ sâu sắc nhất, vi tế nhất, mức độ nền tảng của tâm thức. “Tâm” đề cập đến tâm hành (hoạt động tinh thần) không gián đoạn của việc nhận thức đối tượng, được mô tả từ một quan điểm khác như tâm hành làm phát sinh các hiện tướng (tâm ảnh ba chiều). Chu kỳ thực hành được gọi là ngnödro (nghĩa đen là ‘thứ gì đó đi trước’) và bản thân nó là một con đường chuyển hóa hoàn chỉnh. Ngnödro bao gồm các loại thực hành sau:
(1) 100.000 lễ lạy toàn thân để thanh lọc lòng kiêu hãnh, trong khi lặp lại chân ngôn thần chú quy y Tam bảo và phát bồ đề tâm để thanh lọc lòng ghen tị;
(2) 100.000 lần trì tụng Thần chú 100 âm tiết của Bồ tát Kim Cang Tát Đỏa (Vajrasattva 100 Syllable Mantra) để thanh lọc sự tức giận và ác cảm;
(3) 100.000 lễ cúng mandala để thanh lọc sự bám chấp;
(4) kết thúc bằng các thực hành guru yoga bao gồm một triệu chân ngôn thần chú trái tim của vị thần hộ mệnh và 800.000 thần chú hành động để thanh lọc sự si mê. Với nỗ lực nghiêm ngặt, một học viên có thể mất sáu tháng để hoàn thành. Vị Lạt Ma sẽ hướng dẫn trong suốt quá trình.
Khi bắt đầu anh Lester rất hào hứng, và với kỳ vọng cao về thành tích của anh ấy trong cuộc phiêu lưu này, tôi đã bố trí cho Lester ở trong một cabin nhỏ với các vật dụng của anh ấy. Tôi nói với anh ấy rằng tôi sẽ quay lại sau một tuần để lấy danh sách đồ tạp hóa và thẻ tín dụng mà anh ấy để trong một thùng chứa ở một địa điểm được chỉ định và tôi sẽ đi mua sắm trong thị trấn và quay lại với những món đồ mà anh ấy đã yêu cầu. Hai ngày sau, tôi đang uống một tách trà bên mái hiên của hội trường cộng đồng sau bữa sáng, và Lester bước đến chỗ tôi và nói, “Tôi không thể ở lại. Tôi phải quay lại New York, Hoa Kỳ. Đây là thời điểm tuyệt vời để mua một chiếc ô tô tại hãng General Motors, tại Detroit , Michigan, Hoa Kỳ.” Điều thực sự Lester muốn là được truyền đạt trực tiếp từ vị Lạt Ma để anh ấy có thể duy trì một tâm trí ổn định trong sự biến động của sự sụp đổ của thị trường chứng khoán. Tóm lại, Lester muốn một giải pháp nhanh chóng mà không cần phải làm công việc cần thiết để chuẩn bị tâm trí cho sự truyền đạt.
Điều trớ trêu là có thể Lester không thực sự muốn đạt được “quan điểm” Dzogchen mà anh ấy tìm kiếm. Dzogchen là một bộ phận của chân giáo pháp Phật Thích Ca Mâu Ni, Dzogchen là một giáo lý cho những người khả năng cao, Dzogchen là một giáo lý Phật giáo cấp tiến. Đó là một vị trí không thiền định và không thực hành. Một khi tâm Phật tự hiển hiện, khuôn khổ ham muốn-chấp trước nhị nguyên của bản ngã sẽ được vượt qua, và người ta nhận ra ý thức thuần túy. Sau khi tĩnh tâm, Lester có thể đã phát hiện ra rằng ông không còn hứng thú với nhịp sống hối hả trước đây nữa. Điều này làm tôi nhớ đến một câu chuyện về Đạo Sư Vĩ Đại Rigdzin Jigme Lingpa (1730-1798), Ngài cũng được gọi là Khyentse Ozer, Những Tia sáng Trí Tuệ và Đại Bi. Ngài đã khám phá giáo khóa rộng lớn và sâu xa Longchen Nyingthig như terma tâm.
Ngài chứng ngộ khuôn mặt của đức Phổ Hiền tối thượng, Pháp Thân, và mọi bệnh tật tan biến vào pháp giới tối hậu. Thật nhanh chóng, thân Ngài cũng tràn đầy năng lực, không còn đau đớn hay gặp chướng ngại nào nữa. Câu chuyện này minh họa cho một vị trí cực đoan của sự không làm. Sự hỗn loạn của sàn giao dịch tại thị trường chứng khoán Phố Wall nằm ở thái cực khác.
Một lần nữa, triết lý đạo Phật có thể ảnh hưởng đến những cân nhắc này không? Trong phần đầu của bài phân tích, câu trả lời của tôi là có. Ở giai đoạn này, tôi không chắc lắm. Lester muốn có sự truyền tâm từ một vị Lạt Ma cho phép ông duy trì trạng thái bình tĩnh và giao dịch cổ phiếu trong thời kỳ biến động. Về cơ bản, ông muốn duy trì lối sống của mình mà không có cảm xúc thăng trầm. Thiền định Phật giáo không phải là thuốc làm dịu thần kinh. Đó là phương tiện để đạt được sự sáng suốt về bản chất của tâm trí và mối quan hệ của tâm trí với thế giới. Bằng cách cải thiện khả năng mua cổ phiếu với ít lo lắng hơn, Lester sẽ đổ thêm dầu vào ngọn lửa ham muốn thúc đẩy vòng tròn nhân quả ba đời, là đời quá khứ, hiện tại và vị lai về mặt thời gian có thể dài, có thể ngắn, có thể xa, gần từ đó dẫn đến nhiều lo lắng hơn. Để thoát khỏi nẻo đường đau khổ, Lester có thể sẽ phải từ bỏ lối sống của mình để có được điều gì đó đơn giản hơn. Nhưng cuộc sống đó sẽ như thế nào trong xã hội vật chất, hướng đến mục tiêu và do người tiêu dùng thúc đẩy mà chúng ta đang sống?
Lester hỏi, “Nếu không có sự xao nhãng, tôi sẽ làm gì với bản thân mình?” Các vị Lạt Ma thích nói rằng: “Không có bản ngã, không có vấn đề.” Câu này có nghĩa là: “hãy thoát khỏi sự ràng buộc và hỗn loạn, các bạn sẽ khám phá ra một cõi thanh tịnh hiển nhiên”.
Tác giả: Jampa Dorje
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: https://cwuobserver.com
Nguồn Tạp chí Phật học : https://tapchinghiencuuphathoc.vn/con-khung-hoang-sieu-hinh-hoc-phat-giao-va-ai.html