Công bằng trong tiếp cận y tế và bài toán miễn viện phí

Công bằng trong tiếp cận y tế và bài toán miễn viện phí
5 giờ trướcBài gốc
Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương thực hiện ca vi phẫu cho người bệnh.
Tại cuộc làm việc với đại diện Đảng ủy Chính phủ và các ban,ngành Trung ương về đánh giá kết quả thực hiện các Nghị quyết của Trung ương vềcông tác chăm sóc sức khỏe nhân dân và định hướng thời gian tới, đồng chí Tổngbí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trước yêu cầu phát triển đất nước trong kỷnguyên mới, công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân vừa là mục tiêu,vừa là động lực để phát triển nhanh và bền vững.
Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân cần hướng đến mục tiêuxây dựng một nước Việt Nam khỏe mạnh, mọi người dân đều được sống lâu, sống khỏe,sống lành mạnh, sống hạnh phúc; nguồn nhân lực phải có đủ sức khỏe về thể chất,tinh thần, trí tuệ và đạo đức để thực hiện mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam trởthành nước đang phát triển, có thu nhập trung bình cao, đến năm 2045 trở thànhnước phát triển, có thu nhập cao.
Thực tế cho thấy, những năm gần đây, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân ở nước ta tuy đã đạt nhiêùkết quả nổi bật, nhưng vẫn còn những tồn tại, hạn chế, bất cập cần khẩn trươngkhắc phục.
Miễn viện phí là chính sách an sinh xã hội có tác động rất lớn,được đông đảo người dân đón nhận vì có thể hỗ trợ người có hoàn cảnh khó khăntiếp cận dịch vụ y tế mà không bị rào cản tài chính; bảo đảm công bằng xã hội;khuyến khích khám chữa bệnh kịp thời…
Đồng thời, chủ trương này cho thấy Nhà nước luôn quan tâm,chia sẻ với những đối tượng yếu thế trong xã hội. Ở khía cạnh y tế, chính sáchmiễn viện phí cho toàn dân sẽ là cơ hội để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻngười dân. Tuy nhiên, việc thực hiện sẽ không hề dễ dàng, vì liên quan đến cácyếu tố tài chính, cơ sở vật chất và nhu cầu khác nhau giữa các khu vực.
Để thực hiện việc miễn viện phí cần có những giải pháp cụ thểvà một lộ trình rõ ràng. Nhà nước tiếp tục tăng đầu tư cho y tế để thực hiệnbao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân, giảm chi phí từ tiền túi và củng cố hệ thốngy tế.
Bên cạnh tăng phân bổ ngân sách nhà nước cần tiếp tục cóthêm các cơ chế tài chính mới để bảo đảm đủ nguồn lực thực hiện được miễn việnphí. Dự kiến trong thời gian tới đây, nhiều mặt hàng có hại cho sức khỏe (rượu,bia, thuốc lá, đồ uống có đường) sẽ phải áp mức thuế cao hơn (thuế tiêu thụ đặcbiệt) để vừa giảm những yếu tố gây hại cho sức khỏe và có nguồn lực tái đầu tưcho các hoạt động an sinh xã hội, trong đó có y tế.
Nguồn lực này được kỳ vọng sẽ bổ sung đáng kể cho quỹ bảo hiểmy tế và các chương trình chăm sóc sức khỏe toàn dân, góp phần giảm gánh nặngchi tiêu từ ngân sách nhà nước và của chính người dân.
Mặt khác, có những chính sách thích ứng với già hóa dân sốvà sự gia tăng của các bệnh mạn tính. Nhiều chuyên gia đã khẳng định, miễn việnphí có nhiều điểm khác so với miễn học phí, việc miễn viện phí có thể được thựchiện thông qua bảo hiểm toàn dân.
Hiện nay, bảo hiểm y tế đã giúp giảm bớt gánh nặng chi phícho người dân khi khám, chữa bệnh. Do vậy, cần hoàn thiện chính sách bảo hiểm ytế để hỗ trợ người dân, nhất là những người yếu thế trong xã hội; đồng thời cảithiện danh mục chi trả bảo hiểm y tế để giảm bớt gánh nặng tài chính cho bệnhnhân mắc bệnh hiểm nghèo.
Bộ Y tế định hướng đến năm 2030, có 90% người dân được tiếpcận đầy đủ y tế dự phòng để kiểm soát bệnh tật, khám sàng lọc nguy cơ mắc bệnh,quản lý bệnh mãn tính, khám chữa bệnh tổng quát, ngay từ y tế cơ sở.
Bên cạnh đó, 100% người dân được khám sức khỏe định kỳ ít nhấtmỗi năm một lần, được lập sổ sức khỏe điện tử để quản lý sức khỏe suốt cuộc đời…;phấn đấu 100% số dân có bảo hiểm y tế đồng thời mở rộng phạm vi quyền lợi bảohiểm y tế, từng bước giảm tỷ lệ chi trả của người dân trong tổng chi tiêu cho dịchvụ y tế.
Như vậy, bên cạnh xây dựng các chính sách mới thì ngành cũngcần có giải pháp tháo gỡ những vướng mắc của các chính sách đang hiện hành, nhưviệc thường xuyên cập nhật danh mục thuốc do bảo hiểm y tế chi trả để mọi ngươìbệnh đều được tiếp cận những liệu pháp điều trị tiên tiến.
Tại các kỳ họp Quốc hội gần đây, một số đại biểu cho rằng vẫncòn chậm cập nhật thuốc mới vào danh mục thuốc bảo hiểm y tế. Đây là rào cảnlàm gia tăng gánh nặng chi phí cho người bệnh, nhất là những người mắc bệnh mạntính, bệnh hiếm, hạn chế sự lựa chọn phương pháp điều trị của các chuyên gia ytế, làm giảm hiệu quả điều trị và tăng chi phí xã hội.
Tại buổi thăm và làm việc với Bộ Y tế nhân dịp kỷ niệm 70năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam, để giải quyết các thách thức đối với ngành y tếhiện nay và trong nhiều năm tới, bên cạnh việc tiếp tục triển khai thực hiện cóhiệu quả các nghị quyết của Đảng về lĩnh vực y tế, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnhmười hai nội dung.
Nội dung đầu tiên đó là cần đổi mới tư duy về lĩnh vực y tế.Y tế không chỉ là khám, chữa trị cho người bệnh, mà cần hơn, đó là chăm sóc sứckhỏe cho nhân dân để hạn chế bệnh tật; cần tập trung nghiên cứu các biện phápphòng bệnh, tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ; tăng cường năng lực cho sứckhỏe sinh sản, nhi khoa và lão khoa; tăng cường y tế cộng đồng; tăng cường sốlượt người dân được đến các cơ sở y tế thăm, khám sức khỏe hàng năm hoặc mỗi nưảnăm. Tập trung tháo gỡ khó khăn, rào cản, nút thắt để ngành y tế vươn dậy.
Theo nhandan.vn
Nguồn Điện Biên Phủ : https://baodienbienphu.vn/bai-thuong/y-te/cong-bang-trong-tiep-can-y-te-va-bai-toan-mien-vien-phi