Cụ thể, khu vực sạt lở đất tại thôn Nam Bồng, xã Tuấn Đạo có chiều dài khoảng 80m; chiều sâu vết nứt từ 0,6m đến 1,2m; chiều rộng vết nứt từ 0,3m đến 1,0m. Vết nứt cách nhà 9 hộ dân, với 29 nhân khẩu đang sinh sống khoảng từ 20m đến 50m. Khu vực sạt lở đất tại thôn Đông Bảo Tuấn, xã Tuấn Đạo có chiều dài 40m; chiều sâu vết nứt 0,6m; chiều rộng vết nứt 0,3m. Vết nứt cách nhà 3 hộ dân với 23 nhân khẩu đang sinh sống khoảng từ 15m đến 40m.
Ảnh minh họa.
Chủ tịch UBND tỉnh giao UBND huyện Sơn Động tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến các sự cố, căng dây, cắm biển cảnh báo tại các vị trí bị sự cố; chủ động xây dựng phương án di dời dân khẩn cấp để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của các hộ dân gần khu vực sạt lở.
Tổ chức chặt cây, phát quang, cắm tiêu, mốc để quan trắc khe nứt, cung sạt trượt; hạn chế để nước mưa chảy vào khe nứt. Cử lực lượng tiếp tục theo dõi chặt chẽ sự cố, cập nhật diễn biến báo cáo thường xuyên về Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
Bố trí nguồn kinh phí của huyện và các nguồn kinh phí hợp pháp khác, tổ chức khảo sát, đánh giá, lập phương án khắc phục các sự cố, ban hành lệnh xử lý khẩn cấp công trình theo phương châm “bốn tại chỗ”, chỉ đạo tổ chức thực hiện theo quy định bảo đảm hoàn thành trong năm 2025.
Thời điểm kết thúc, xử lý ứng phó tình huống là khi thực hiện hoàn thành các biện pháp xử lý bảo đảm an toàn; UBND huyện Sơn Động chịu trách nhiệm báo cáo gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT xem xét, thẩm định trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định công bố kết thúc tình huống khẩn cấp nêu trên.
Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và PTNT và các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp, hướng dẫn UBND huyện Sơn Động trong quá trình tổ chức thực hiện xử lý khắc phục các sự cố.
TS