Lúc 9 giờ ngày 25/11/2024, mực nước Sông Hương ở dưới mức báo động 3. (Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN)
Công điện gửi Chủtịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, ThưàThiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên; các Bộ: Quốcphòng, Công an, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,Giao thông vận tải, Công Thương, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Tài chính.
Công điệnnêu: Những ngày qua, tại khu vực Trung Bộ, nhất là tại các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi và Bình Định đã xảy ra mưa lớnkéo dài, gây sạt lở đất, ngập lụt cục bộ, chia cắt giao thông, một sốkhu dân cư vùng thấp, trũng, ven sông suối bị cô lập do ngập sâu, ảnh hưởng đếnsản xuất, đời sống, sinh hoạt của nhân dân.
Theo dự báo, trong 2 - 3 ngày tới, do ảnh hưởng của không khí lạnh có thểxảy ra gió mạnh trên biển, nguy cơ mưa lớn, ngập lụt, sạtlở đất, lũ quét tại khu vực Trung Bộ. Để chủ động ứng phó mưa lũ, bảo đảm an toàntính mạng, tài sản của Nhân dân và Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
1. Bộ trưởng các Bộ,Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giaotổ chức theo dõi chặt chẽ, chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó vơígió mạnh trên biển, mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống bảo đảm kịpthời, hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại tính mạng và tài sản củaNhân dân, đồng thời khắc phục nhanh nhất hậu quả khi xảy ra thiên tai, sự cố.
2. Chủ tịchỦy ban nhân dân các tỉnh, thành phố từ Hà Tĩnh đến Phú Yên tập trung:
a) Huy độnglực lượng, phương tiện tiếp cận các khu vực còn bị ngập sâu, chia cắt để kịpthời hỗ trợ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người dân, không để ngươìdân bị thiếu đói.
b) Tiếp tụcrà soát, kiểm tra, kịp thời phát hiện, chủ động cảnh báo, tổ chức di dời dâncư, nhất là người già, trẻ em, phụ nữ, các đối tượng yếu thế ra khỏi các khuvực bị ngập sâu, có nguy cơ xảy ra sạt lở, lũ quét, lũ ống.
c) Tổ chứclực lượng canh gác, kiểm soát, hướng dẫn giao thông an toàn qua các ngầm tràn,khu vực bị ngập sâu, khu vực bị sạt lở hoặc nguy cơ sạt lở; triển khai các biệnpháp bảo đảm an toàn hồ đập; sẵn sàng phương tiện, lực lượng hỗ trợ nhân dân sơtán, cứu hộ cứu nạn khi có tình huống.
d) Kịp thời tổ chứcthăm hỏi, động viên, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do mưa lũ theo đúng quyđịnh; huy động lực lượng tại chỗ hỗ trợ người dân sửa chữa nhà ở, dọn dẹp vệsinh môi trường, khôi phục nhanh các tuyến giao thông, công trình hạ tầng thiếtyếu và sản xuất, kinh doanh ngay sau mưa lũ.
2. Bộ Tàinguyên và Môi trường tiếp tục chỉ đạo theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai,mưa lũ, dự báo, thông tin kịp thời cho cơ quan chức năng và người dân biết đểchủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp Bộ Tài nguyênvà Môi trường và các địa phương chỉ đạo vận hành khoa học, an toàn các hồ thuỷlợi, thủy điện, góp phần giảm lũ cho hạ du, đồng thời lưu ý chủ động tích đủnước cuối mùa lũ phục vụ sản xuất, sinh hoạt của Nhân dân.
4. Bộ Quốc phòng huyđộng thiết bị bay không người lái hỗ trợ địa phương khảo sát các khu vực xungyếu để kịp thời phát hiện vết nứt, khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũquét nhằm cảnh báo sớm và có biện pháp phòngngừa, di dời dân cư đảm bảo an toàn; chủ động bố trí lực lượng, phươngtiện tại các địa bàn trọng điểm có nguy cơ bị ngập sâu, chia cắt để sẵn sàng hỗtrợ sơ tán, di dời dân cư, cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu của địa phương.
5. Bộ Công anchỉ đạo triển khai lực lượng phân luồng, hướng dẫn bảo đảm an toàn giao thông,an ninh trật tự tại khu vực bị ảnh hưởng của thiên tai; chỉ đạo các cơ quanchức năng và lực lượng bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở sẵn sàng triển khai hỗtrợ người dân ứng phó mưa lũ, cứu hộ cứu nạn.
6. Bộ Y tế,Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giao thông vận tải theo chức năng, nhiệm vụ đượcgiao chỉ đạo, hướng dẫn triển khai công tác khám chữa bệnh và các dịch vụ y tếthiết yếu cho người dân vùng bị ngập lũ, vệ sinh môi trường, phòng, chống dịchbệnh trong và sau lũ; triển khai công tác bảo đảm an toàn cho học sinh, giáoviên, hạn chế thiệt hại đối với cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng học tậptại các khu vực bị ngập sâu chia cắt; triển khai công tác bảo đảm an toàn giaothông, khắc phục nhanh các tuyến giao thông bị sạt lở, nhất là trên các trụcgiao thông chính.
7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn theo dõi chặt chẽ tình hình, chủ động chỉ đạo, đôn đốc các Bộ, ngành, địaphương triển khai công tác ứng phó thiên tai theo nhiệm vụ được giao, kịp thơìbáo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo những vấn đề vượt thẩm quyền.
8. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp vơíBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan có liên quan kịp thời đềxuất hỗ trợ kinh phí cho các địa phương bị thiệt hại do thiên tai sớm khắc phụchậu quả, khôi phục sản xuất kinh doanh và ổn định đời sống Nhân dân.
9. Giao Phó Thủ tướng Chính phủ TrầnHồng Hà chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương có liên quan triển khai thực hiệnnghiêm túc công điện này.
10. Văn phòng Chính phủ theo dõi, đônđốc việc thực hiện Công điện này, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ và PhóThủ tướng Chính phủ phụ trách những vấn đề vướng mắc phát sinh./.
TTCP