Dự kiến, sau khi sáp nhập quận Cầu Giấy sẽ giảm từ 8 phường xuống còn 3 phường bao gồm phường Cầu Giấy, phường Nghĩa Đô, và phường Yên Hòa. Đáng chú ý trụ sở UBND quận mới đưa vào hoạt động sẽ dự kiến chuyển giao cho một trong 3 phường mới thành lập.
Trước đó UBND quận Cầu Giấy đã triển khai thực hiện đầu tư xây dựng trụ sở mới của UBND quận Cầu Giấy, tọa lạc tại 96 Trần Thái Tông nhằm thay thế cơ sở cũ tại 36 Đường Cầu Giấy, phường Quan Hoa, vốn đã xuống cấp.
Công trình này, với tổng mức đầu tư hơn 434 tỷ đồng, được thiết kế hiện đại với 185 phòng chức năng, 2 hội trường lớn, và 9 phòng họp trực tuyến, đáp ứng nhu cầu quản lý hành chính và phục vụ người dân.
Trụ sở làm việc mới của Quận ủy - HĐND - UBND quận tại 96 Trần Thái Tông. Công trình này, được vinh danh là một trong 12 công trình tiêu biểu kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Trụ sở mới được xây dựng để thay thế cơ sở cũ tại 36 Đường Cầu Giấy, phường Quan Hoa, vốn không còn đáp ứng yêu cầu của một nền hành chính hiện đại. Trụ sở cũ, tiếp nhận từ huyện Từ Liêm, cùng với việc các đơn vị hành chính nằm rải rác, đã gây khó khăn trong điều hành.
Hạ tầng kỹ thuật và cảnh quan đồng bộ, bao gồm hệ thống điện năng lượng mặt trời, cây xanh và đường nội bộ.
Theo dự kiến Quận Cầu Giấy sẽ giảm từ 8 phường xuống còn 3 phường: Cầu Giấy, Nghĩa Đô, và Yên Hòa.
Theo đó, sau sáp nhập, trụ sở tại 96 Trần Thái Tông sẽ trở thành trụ sở chính của Phường Cầu Giấy, phục vụ các cơ quan như Đảng ủy, HĐND, UBND, MTTQ, và các tổ chức chính trị - xã hội
Sau sắp xếp, dự kiến quận Cầu Giấy sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Cầu Giấy, Nghĩa Đô và Yên Hòa.
Công trình UBND quận Cầu Giấy được nhận xét là có thiết kế đẹp với nhiều công năng và sử dụng nhiều công nghệ xanh.
Vũ Ngọc Tân