Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một bài phát biểu. Ảnh minh họa: Báo Lao động
Qua đây, ông kêu gọi chính phủ các nước trong khu vực triển khai nỗ lực nhằm định hướng toàn cầu hóa kinh tế theo đúng hướng, cùng nhau thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế có lợi và phát triển toàn diện, từ đó mang lại lợi ích cho nhiều quốc gia và cộng đồng.
Được biết bên cạnh lời kêu gọi hợp tác cùng nhau để thúc đẩy phát triển, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng cảnh báo thế giới đang trong giai đoạn mới đầy biến động và chuyển đổi. Ông ví thách thức nghiêm trọng của toàn cầu hóa kinh tế giống như chèo thuyền ngược dòng sông. Chúng ta đang ngược dòng để tiến lên, hoặc trôi xuôi dòng.
“Nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương sẽ đi về đâu? Đó là quyết định mà chúng ta phải đưa ra”, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh.
Ông cho biết toàn cầu hóa kinh tế là một yêu cầu khách quan của lực lượng sản xuất xã hội và là kết quả tự nhiên của sự tiến bộ trong khoa học và công nghệ, đồng thời, bất chấp những trở ngại, toàn cầu hóa kinh tế luôn là xu hướng chung. Do đó, mọi hành động ngăn chặn hợp tác kinh tế dưới mọi hình thức và phá vỡ sự phụ thuộc lẫn nhau của thế giới không khác gì lùi bước.
Thời buổi khó khăn hơn đòi hỏi sự tự tin hơn. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh: “Chúng ta nên đảm bảo rằng toàn cầu hóa kinh tế tạo ra nhiều kết quả tích cực hơn và đưa khu vực đến một giai đoạn mới năng động hơn, toàn diện hơn và bền vững hơn”.
Cụ thể, đầu tiên, các nước trong khu vực nên coi đổi mới là động lực thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ hơn của nền kinh tế thế giới. Những tiến bộ trong khoa học và công nghệ sẽ mang lại lợi ích cho toàn thể nhân loại. Các nước trong khu vực nên giúp các nước đang phát triển xây dựng năng lực về khoa học, công nghệ và thúc đẩy dòng chảy tri thức và công nghệ toàn cầu.
Thứ hai, khu vực nên bắt kịp thời đại và cải cách hệ thống quản trị kinh tế toàn cầu. Trong đó, các nguyên tắc gồm “cùng nhau lập kế hoạch, cùng nhau xây dựng và cùng nhau hưởng lợi” nên được tuân thủ và tiếng nói của Nam Bán cầu nên được tăng cường liên tục. Tất cả các quốc gia nên được đảm bảo quyền bình đẳng, cơ hội bình đẳng và các quy tắc bình đẳng trong việc tiến hành hợp tác kinh tế quốc tế.
Ngoài ra, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng kêu gọi xây dựng một hệ thống kinh tế thế giới mở và nỗ lực duy trì chuỗi công nghiệp và cung ứng toàn cầu ổn định và thông suốt.
Thứ ba, khu vực châu Á - Thái Bình Dương nên liên tục thực hiện cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm và tìm cách giải quyết sự mất cân bằng ngay trong tiến trình đẩy mạnh phát triển.
Theo Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, sự thịnh vượng và ổn định toàn cầu không thể đạt được khi người giàu ngày càng giàu hơn và người nghèo ngày càng nghèo hơn, đồng thời ông cũng lưu ý rằng phát triển thực sự có nghĩa là sự phát triển chung của tất cả các quốc gia. Do đó, chúng ta nên theo đuổi toàn cầu hóa kinh tế lấy con người làm trung tâm và mang lại sự phát triển cân bằng hơn cùng nhiều cơ hội bình đẳng hơn để các quốc gia, giai cấp và cộng đồng khác nhau đều có thể hưởng lợi từ sự phát triển.
Cũng trong bài phát biểu của mình, Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định, các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương đã duy trì tăng trưởng mạnh mẽ vào tạo nên phép màu châu Á - Thái Bình Dương đáng kinh ngạc. Thành công của châu Á - Thái Bình Dương là nhờ cam kết vững chắc của chúng ta đối với hòa bình và ổn định trong khu vực nhờ các hoạt động liên tục về chủ nghĩa đa phương thực sự và chủ nghĩa khu vực cởi mở và nhờ niềm tin sâu sắc vào xu hướng toàn cầu hóa kinh tế cũng như lợi ích chung và thành công chung.
Châu Á - Thái Bình Dương sẽ vẫn là đầu tàu của toàn cầu hóa kinh tế trong tương lai. Trong khi tiếp tục khẳng định dấu ấn của châu Á - Thái Bình Dương về sự cởi mở và toàn diện, các quốc gia thành viên trong khu vực nên thực hiện những nỗ lực xây dựng thương hiệu mới để thúc đẩy một châu Á - Thái Bình Dương xanh và kỹ thuật số, xây dựng một cộng đồng khu vực có tương lai chung và mở ra 30 năm vàng son cho khu vực.
Về phía Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình lưu ý sự phát triển của nước này không thể tách rời khỏi châu Á - Thái Bình Dương và việc châu Á - Thái Bình Dương kết nối chặt chẽ với Trung Quốc cũng mang lại lợi ích tốt đẹp, lâu dài cho khu vực.
Ông khẳng định: “Miễn là chúng ta hành động theo tinh thần cởi mở và kết nối, khu vực Thái Bình Dương rộng lớn sẽ trở thành con đường cho phát triển và thịnh vượng hơn nữa. Ngoài ra, ông cũng kêu gọi nỗ lực chung để tăng cường đoàn kết và hợp tác, cùng nhau đứng lên đối mặt với những thách thức toàn cầu và hình thành một lực lượng hùng mạnh vì sự thịnh vượng chung của thế giới và tương lai tươi sáng hơn cho nhân loại.
Đan Lê (Lược dịch từ Global Times)